Tháng 10, Westmoreland gửi một bản chiết tính điều chỉnh các yêu cầu trước đây cho năm 1966. Thay vì 275.000 binh sĩ như đã nói giờ đây, giờ đòi tăng viện lên đến 325.000 người! Con số đó có khả năng còn tăng hơn nữa sau này. Vậy mà vẫn không kèm theo một đảm bảo nào sẽ đạt đến mục tiêu...

Kỳ 30: Westmoreland liên tục đòi tăng 'viện binh' nhưng không đảm bảo mục tiêu

09/01/2015, 04:10

Tháng 10, Westmoreland gửi một bản chiết tính điều chỉnh các yêu cầu trước đây cho năm 1966. Thay vì 275.000 binh sĩ như đã nói giờ đây, giờ đòi tăng viện lên đến 325.000 người! Con số đó có khả năng còn tăng hơn nữa sau này. Vậy mà vẫn không kèm theo một đảm bảo nào sẽ đạt đến mục tiêu...

KỲ 29: Chiến tranh Nam Việt Nam:tốn khoảng 10 tỉ đô la cho tài khóa 1966


Tôi thường nghe nói rằng khác biệt giữa kết quả và hậu quả là ở chỗ: kết quả là những gì ta mong đợi còn hậu quả là những gì ta phải hứng chịu. Điều này nhất định ứng với những nhận định của chúng ta về VN trong mùa hè và mùa thu 1965 khi mà thực tế va chạm với những ước tính mong đợi.

Cuối tháng 8 năm ấy, khi một cuộc thăm dò dư luận của Viện Gallup nêu câu hỏi: “Ông bà ủng hộ hay không ủng hộ cách thức chính quyền Johnson xử lý tình hình tại Việt Nam?”. 57% trả lời là tán thành so với 25% không tán thành. Trước đó hai tháng, tỷ lệ tán thành là 48%, không tán thành là 28%. Một cuộc thăm dò của Viện Harris trong tháng 9 ghi nhận rằng 70% dân chúng Mỹ tán thành so với 30% không tán thành ý nghĩa cho rằng Việt Nam có thể là địa bàn mà Mỹ nên giữ vững lập trường chống cộng của mình tại châu Á đồng thời cũng nhấn mạnh rằng đa số dân chúng tin rằng cuộc chiến đấu tại Việt Nam sẽ kéo dài nhiều năm.

Vào đúng lúc mà sự ủng hộ của quần chúng đối với cuộc chiến tỏ ra vững chắc hơn bao giờ hết, đã có nhiều dấu hiệu báo trước sự rối rắm. Trong một cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia ngày 5/8, tướng Maxell Taylor – lúc này đã là cố vấn của Tổng thống kể từ khi Henry Cabot Lodge trở lại Sài Gòn nhận chức Đại sứ - thành thật dự báo rằng cuộc tấn công của Cộng sản sẽ bị bẻ gãy vào khoảng cuối năm và rằng năm 1966 sẽ là một năm quyết định cho nước Mỹ. Thế nhưng cùng ngày hôm đó, bộ chỉ huy liên quân cũng vừa kết thúc một cuộc diễn tập mang tên Sigma II-65, tung ra rất nhiều ngờ vực đối với những dự báo tình hình của Maxwell Taylor cũng như đối với những luận cứ về chiến lược quân sự của chúng ta. Trái lại với những tin tưởng rằng chúng ta có thể buộc VC phải chấp nhận các cuộc hành quân qui mô lớn và rồi chúng ta sẽ chiến thắng, cuộc diễn tập Sigma II - 65 ghi nhận rằng “cảm tưởng đáng kể của các người tham dự nói chung là tin rằng VC sẽ theo đuổi sách lược né tránh đụng độ lớn với quân đội Mỹ, do đó sẽ rất khó tìm ra và ghì chặt các đơn vị đối phương… Kinh nghiệm chiến tranh du kích trong rừng rậm của VC sẽ gây ra, ngay cả cho các đơn vị chính qui của Mỹ được trang bị cực tốt và cực kỳ di động, nhiều vần đề nghiêm trọng”.

Về cuộc không kích, bản tường trình này cũng ghi nhận rằng: “cảm giác chung đáng kể là… giới lãnh đạo của Hà Nội đã nuốt chửng những cuộc oanh kích trừng phạt này rồi, do bởi thực tế của đất nước này là một nền kinh tế chủ yếu dựa trên khả năng tự túc lâu dài của các làng mạc… Các hoạt động kỹ nghệ trong nền kinh tế thì hạn hẹp đến nỗi cho dù có bị ngưng trệ cũng vẫn là giá có thể chấp nhận được”.

Các kết luận của bản tường trình này khiến tôi phân tâm rất nhiều nhưng dường như lại không tác động gì lắm nơi những người khác trong Bộ quốc phòng cũng như trong chính phủ. Điều này có thể phản ánh tình hình tại Sài Gòn trong tháng 8, theo các báo cáo, đã là phấn khởi. Quân đội Mỹ đã thắng một trận đáng kể trong cuộc đụng độ đầu tiên với VC, trận đánh này kéo dài từ ngày 18/8 đến 21/8 tại bán đảo Ba Làng An, ở phía Nam căn cứ hải quân Chu Lai.

Mùa thu năm đó, Cộng sản ra sức đối chọi với bước leo thang quân sự của chúng ta, lấy thêm quân ở miền Nam, tăng cường sức mạnh phòng không tại miền Bắc, đẩy mạnh xâm nhập người và tiếp tế xuôi theo đường mòn Hồ Chí Minh. Họ cứ ung dung thích nghi một cách thật đơn giản với sự hiện diện ngày càng lớn lao của Mỹ. Tướng Westmoreland cũng đáp trả bằng cách yêu cầu thêm 35.000 quân, đưa tổng số từ 175.000 lên 210.000 người vào cuối năm. Mỗi ngày qua đi, áp lực tăng quân số càng tăng theo. Đến giữa tháng 10, Westmoreland gửi cho chúng tôi một bản chiết tính điều chỉnh các yêu cầu trước đây của ông ta cho năm 1966. Thay vì 275.000 binh sĩ như ông ta đã cho biết là sẽ phải cần đến cho thời gian tháng 7/1966, giờ đây ông ta đòi đến 325.000 người, có khả năng còn tăng hơn nữa sau này, mà không kèm theo một đảm bảo nào sẽ đạt đến mục tiêu. Các yêu cầu tăng quân số của Westmoreland khiến tất cả chúng tôi bối rối. Chúng tôi lo ngại rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu cho một sự dính líu không có hồi kết cuộc. Tôi cảm nhận rằng mọi việc đang tuột dần ra khỏi vòng kiểm soát của chúng tôi. Nỗi lo sợ này càng tăng khi mà các tướng chỉ huy liên quân yêu cầu mở rộng các cuộc không kích tại BV, bao gồm cả các mục tiêu trong khu vực Hà Nội – Hải Phòng và sát biên giới Trung Quốc.

Tổng thống và tôi bác bỏ lời yêu cầu này, một phần do lẽ chúng tôi nghi ngờ, không tin rằng các cuộc không kích có thể làm suy giảm khả năng kiên trì cắm tại miền Nam hoặc có thể thuyết phục Hà Nội bỏ cuộc. Phần khác còn do lẽ không kích mở rộng như thế sẽ làm gia tăng nguy cơ chạm trán Trung Quốc, như đã từng xảy ra tại Triều Tiên trước đó 15 năm...

Danh Đức dịch (Tiêu đề của Một Thế Giới)
Bài liên quan
Tổng thống Yoon Suk-yeol không chấp nhận bị thẩm vấn
Hãng Yonhap News đưa tin Tổng thống bị luận tội Yoon Suk-yeol một lần nữa từ chối trình diện Văn phòng Điều tra tham nhũng quan chức cấp cao Hàn Quốc (CIO) để bị thẩm vấn vào ngày 17.1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 30: Westmoreland liên tục đòi tăng 'viện binh' nhưng không đảm bảo mục tiêu