Đàm phán “bốn bên” - cách gọi của đoàn VN, hoặc “hai phía” - cách gọi của Mỹ, sẽ diễn ra trên bàn tròn, bàn vuông hoặc bàn hình thoi là đề tài cãi nhau mất... 2 tháng cuối năm 1968. Đoàn VN đề nghị chọn bàn hình vuông, bốn đoàn ngồi bốn cạnh mới thể hiện tính độc lập, bình đẳng. Phía Mỹ muốn làm rõ khái niệm “hai phía” nên đưa ý kiến chọn bàn hình chữ nhật để Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngồi một bên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng ngồi một bên. Không bên nào chịu bên nà

Kỳ 36: 'Cái bàn kỳ quái' hay đàm phán 'hai phía' và 'bốn bên'

Một Thế Giới | 01/01/2015, 16:13

Đàm phán “bốn bên” - cách gọi của đoàn VN, hoặc “hai phía” - cách gọi của Mỹ, sẽ diễn ra trên bàn tròn, bàn vuông hoặc bàn hình thoi là đề tài cãi nhau mất... 2 tháng cuối năm 1968. Đoàn VN đề nghị chọn bàn hình vuông, bốn đoàn ngồi bốn cạnh mới thể hiện tính độc lập, bình đẳng. Phía Mỹ muốn làm rõ khái niệm “hai phía” nên đưa ý kiến chọn bàn hình chữ nhật để Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngồi một bên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng ngồi một bên. Không bên nào chịu bên nà

Kỳ 35: Bồ câu trắng hay những cuộc tiếp xúc bí mật được bật mí
Kỳ 34: Tấn công Mậu Thân hay thế trận Trân Châu Cảng

Trong chuyến đi 10 ngày đến Hà Nội, ông Aubrac được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp – và cùng Marcovich, được Thủ tướng Phạm Vãn Đồng tiếp.

Về lại Pháp, trong nhiều buổi “tiếp xúc bí mật” khác với đại sứ Mai Văn Bộ tại Paris, có lần giáo sư Marcovich trăn trở:

“Sứ mạng của tôi là đạt được sự gặp gỡ giữa những người đại diện có thẩm quyền của hai chính phủ, trước hoặc sau việc chấm dứt ném bom. Sau đó hai bên có điều gì để nói với nhau và việc gì sẽ xảy ra, tất cả những cái đó sẽ không liên quan đến tôi nữa. Cho nên chúng tôi gọi đó là một “mục tiêu hạn chế”. Thế mà đến nay, “mục tiêu hạn chế” đó vẫn chưa đạt được”.
Đại sứ Mai Vãn Bộ mời giáo sư uống chén trà mong ông dịu cơn xúc động và lựa dịp mời cả Aubrac đến, ngỏ lời “xin cảm ơn hai ông. Có những cái ta làm, kết quả thấy được ngay. Nhưng cũng có cái ta làm, phải chờ một thời gian mới thấy được kết quả. Phải thế không, ông Marcovich?”.
Marcovich đáp: “Vâng! Lập trường của hai bên đã rõ ràng nhưng chưa có điểm hội tụ. Chắc là còn phải chờ”.
 “Phải chờ” Mỹ thay đổi trò hai mặt: vừa “tiếp xúc bí mật”, vừa “công khai ném bom”  cầu Long Biên, trục giao thông Hà Nội - Lạng Sơn, đường xe lửa Hải Phòng... nhằm tìm kiếm thương lượng trên thế mạnh. Nhưng Mỹ hoài công vì không thấy đối phương xuống thang “tấn công ngoại giao” mấy tý.
Đến tháng 5.1968, như đề cập ở các phần trước, Mỹ đình chỉ ném bom hạn chế miền Bắc, họp tay đôi với Hà Nội tại phố Kléber (Paris), rồi tiến đến ngừng ném bom hoàn toàn và không điều kiện vào 31.10, thì việc họp “bốn bên” (có thêm đại diện Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và đại diện chính quyền Sài Gòn dự) được rục rịch chuẩn bị.
Ban đầu Nguyễn Văn Thiệu vẫn giữ thái độ “đóng băng”, hục hặc, không theo quyết định của Tổng thống Johnson. Không chịu ký vào thông cáo chung với Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc, tiếp đó lại trì hoãn chưa chịu cử đoàn Sài Gòn dự “phiên họp mở rộng” bốn bên, vì, như Nguyễn Cao Kỳ viết: “Chúng tôi kịch liệt phản đối việc tiến hành đàm phán ở Paris”. Nhưng được bao lâu?

“Mi tuần qua đi chúng tôi càng cảm thấy không thể tiếp tục chng đi vô hạn định. Ngoài nỗi mệt mỏi của chính tôi ra (Nguyễn Cao Kỳ), càng ngày người Mỹ càng lộ rõ quyết tâm chấm dứt cuộc chiến. Vì vậy, cuối năm 1968 tôi đến Paris, cầm đầu phái đoàn miền Nam Việt Nam - chính quyền Sài Gòn - tham dự đàm phán hòa bình”.

Đàm phán “bốn bên” - cách gọi của đoàn Việt Nam, hoặc “hai phía” - cách gọi của Mỹ, sẽ diễn ra trên bàn tròn, bàn vuông hoặc bàn hình thoi là đề tài cãi nhau mất... 2 tháng cuối năm 1968.

Đoàn Việt Nam đề nghị chọn bàn hình vuông, bốn đoàn ngồi bốn cạnh mới thể hiện tính độc lập, bình đẳng, vai trò và vị trí của mỗi bên. Phía Mỹ muốn làm rõ khái niệm “hai phía” của họ nên đưa ý kiến chọn bàn hình chữ nhật để Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngồi một bên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng ngồi một bên.

Không bên nào chịu bên nào, Nguyễn Cao Kỳ kêu lên:
“Ôi, cái bàn ấy. Đó là cái bàn kỳ quái. Nhưng đối với chúng tôi nó là điều quan trọng cơ bản, tiên quyết. Hình thù của nó phải làm sao để chúng tôi có thể thảo luận mà vẫn - thể hiện lập trường -  không công nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng. Vì thế chúng tôi khăng khăng đòi được thể hiện từng ly từng tí…”.  (Còn nữa)
Mai Nguyễn
Bài liên quan
Điện chia buồn vụ tai nạn máy bay chở Tổng thống Iran
Quyền Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã gửi điện chia buồn tới những người đồng cấp Iran sau tai nạn thảm khốc với Tổng thống Iran Ebrahim Raisi.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Việc cấm người trong gia đình cùng đấu giá một tài sản là hạn chế quyền con người
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Đại biểu Trần Văn Tuấn cho rằng nếu quy định không cho cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột đăng ký tham gia đấu giá cùng một tài sản là hạn chế quyền sở hữu tài sản của công dân, không phù hợp với Hiến pháp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 36: 'Cái bàn kỳ quái' hay đàm phán 'hai phía' và 'bốn bên'