Tướng Westmoreland để tâm rà soát tìm xem điểm “tập trung chiến lược” của cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân nằm ở đâu? Rốt cuộc “chính là Huế”! Hàng ngày, thậm chí từng giờ, các hãng tin quốc tế dồn dập loan đi loan lại sự kiện “mất Huế”. Westmoreland đã nóng mặt và nổi giận thực sự. Ông ta ném quân Mỹ ồ ạt “tái chiếm” và nổ súng từ ngày thứ 7 của đợt tổng tiến công...

Kỳ 33: “Chính là Huế” khiến tướng Westmoreland nổi giận

Một Thế Giới | 26/12/2014, 04:24

Tướng Westmoreland để tâm rà soát tìm xem điểm “tập trung chiến lược” của cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân nằm ở đâu? Rốt cuộc “chính là Huế”! Hàng ngày, thậm chí từng giờ, các hãng tin quốc tế dồn dập loan đi loan lại sự kiện “mất Huế”. Westmoreland đã nóng mặt và nổi giận thực sự. Ông ta ném quân Mỹ ồ ạt “tái chiếm” và nổ súng từ ngày thứ 7 của đợt tổng tiến công...

Kỳ 32: Paris và cuộc chiến trên tấm thảm xanh

Trở lại sự kiện Huế, từng làm tư lệnh không quân, Nguyễn Cao Kỳ thấy rõ mặt trái của thế mạnh không lực. Nó tạo nên tâm lý ỷ lại và phụ thuộc của bộ binh vào không quân: “nhớ lần lực lượng hỗn hợp Việt Mỹ đang tiến quân thì bất ngờ gặp chống cự của địch. Phản ứng tức khắc của cấp chỉ huy Mỹ là ngưng tiến quân và đòi phải gọi không quân đến dội bom lên đầu đối phương. Chúng tôi phải điều động những máy bay đã được ch định đánh phá nơi khác đến tấn công mà về sau mới biết là chỉ có 6, 7 Việt Cộng chống giữ. y thế mà đã phải dùng tới hai chuyến bay Fantom (con ma), mỗi chuyến mang 6 quả bom. Và theo người ta nói với tôi thì mỗi quả giá 6.000 đô-la. Kết quả cuộc tấn công ấy, có cả súng đại liên yểm trợ, đã chẳng có bằng cớ nào cho thấy giết được lấy một Việt Cộng”. Điều tai hại là bom Mỹ bỏ trượt mục tiêu quân sự, gây đổ nát nhà cửa, trường học, công trình dân sự. Huế Tết Mậu Thân 1968 không tránh được tai họa đó và hồi ký Westmoreland tìm cách bào chữa:

Lúc trận đánh bắt đầu, quân Việt Nam (Sài Gòn) và lính thủy đánh bộ (Mỹ) chiến đấu không dùng xe tăng, pháo binh và không quân yểm trợ vì muốn bảo vệ thành phố giàu di sản quý báu này nhưng vì địch bám giữ một cách dai dẳng nên cứ theo cách đó thì mất quá nhiều sinh mạng người Mỹ và binh lính Nam Việt Nam. Tổng thống Thiệu bèn cho phép dùng bất kỳ phương tiện nào cần thiết để lấy thành ph Huế. Sự tàn phá không tránh khỏi đã xảy ra!...”.

Vậy là máy bay chiến lược B.52 cũng được trưng dụng. Trước ngày có lệnh oanh kích áp đảo, quân giải phóng đã tiến đánh hai mục tiêu ưu tiên dưới đất là E7 và Mang Cá. E7 tức lực lượng thiết giáp đóng ở Tam Thai gồm xe tăng M41, MI 13 lội nước, pháo tự hành... Cuối cùng E7 bị đánh lật ngay ngày đầu của cuộc tổng tiến công. Đến ngày thứ ba, trừ cơ sở chỉ huy của tướng Ngô Quang Trưởng đóng tại Mang Cá, toàn bộ căn cứ quân sự còn lại và 36 cơ quan cấp tỉnh, cấp miền (Trung phần) tại Huế rơi vào tay Quân giải phóng. Bấy giờ, mặt trận Khu 5 và cao nguyên lắng bớt nên Westmoreland để tâm rà soát tìm xem điểm “tập trung chiến lược” của cuộc tổng tiến công Tết toàn miền nằm ở đâu. Rốt cuộc “chính là Huế!". Ngày ngày, thậm chí từng giờ, các hãng tin quốc tế dồn dập loan đi loan lại sự kiện “mất Huế”. Westmoreland nóng mặt và nổi giận thực sự. Ông ta ném quân Mỹ ồ ạt “tái chiếm” và nổ súng từ ngày thứ 7 của đợt tổng tiến công. 

Mở đầu với lực lượng kỵ binh bay và thủy quân lục chiến điều từ Chu Lai, Bình Định thẳng qua Phú Bài - Phú Lộc đánh chiếm đường 1. Pháo hạm ngoài khơi quay mũi súng vào bờ nhả đạn yểm trợ để bộ binh đổ bộ qua cửa Thuận An tiến đánh Huế. Nhưng không nhích được mấy: “Sau 4 ngày giao tranh, quân đồng minh (Mỹ) chỉ tiến được 180m. Giờ phút này lính thủy đánh bộ không thể di dịch được... Lá cờ của Việt Cộng vẫn bay ngạo nghễ trên cổng chính phía Nam thành ph Huế”. (UPI, 12 giờ trưa 10.2.1968). 

Cùng ngày, hãng AFP đưa tin: “Trong các trận đánh hàng nghìn quân nhân đã bị giết. Quân đội Hoa Kỳ và quân chính phủ (Sài Gòn) phải chôn những người chết của họ bất kỳ nơi nào và lúc nào có thể được. Còn lính dù Việt Nam thì chôn xác ngay trên trận địa”. Về phía Quân giải phóng, theo chỉ huy trưởng Lê Minh, để giữ ngọn cờ bay trên kỳ đài, đánh lùi các đợt phản kích, trong tuần đầu “thương vong trong nội thành đã lên tới ba trăm”. Nan giải nhất là đạn. Mở kho vũ khí thì tại chỗ súng đầy ắp nhưng đạn rất thiếu.

Đến ngày thứ 10, “Mỹ đã bắc một cầu nổi qua sông Hương để thay thế cầu Tràng Tiền và Bạch H đã bị ta đánh sập”. Tối đó, tướng Trần Văn Quang xuất trận. Theo đoạn hồi ký “Huế- Xuân 68* của Lê Minh, nhân đêm tối Quân giải phóng “tập trung cường tập bằng cả bộc phá, súng cối; gom nhặt hết lực lượng quyết đánh vỡ Mang Cá. Nhưng địch đã đủ thì giờ tổ chức Mang Cá thành một đề kháng lớn do chính Ngô Quang Trưởng chỉ huy. Ta đánh từ 9 đến 12 giờ đêm, thương vong nhiều nhưng trận đánh không mang hiệu quả, nhưng ta cứ ở tại chỗ đó”. 

Như đã nói, nguồn đạn bị hụt hẫng sau 10 ngày giao chiến. Lệnh tất cả các đơn vị đánh Mỹ phải tiết kiệm đạn tối đa. Chốt chặt cửa An Hòa và Chánh Tây để thông đường liên lạc với hậu cứ; dồn nỗ lực tiếp tục vây Mang Cá. Bộ chỉ huy chiến dịch điện về bộ Tổng: Chúng tôi hết đạn, chỉ làm kế hoạch được từng buổi - Ký tên: Bảy - Tín - Minh (tức tướng Trần Văn Quang, chính ủy Lê Chưởng và chỉ huy trưởng chiến dịch toàn khu Trị Thiên - đương nhiệm Bí thư Thành ủy Huế lúc ấy: Lê Minh).

Khoảng 5 tiếng đồng hồ sau, Hà Nội trả lời mặt trận Huế: “Cấp trên sẽ chi viện đ cho các anh hoàn thành nhiệm vụ”. Ký tên: Văn - Dũng - Thảo (tức Võ Nguyên Giáp - Văn Tiến Dũng - Song Hào). Tiếp đó là bức điện chi tiết hơn do tướng Văn Tiến Dũng ký báo tin trung ương sẽ tiếp viện các trung đoàn bộ binh trợ chiến cùng các loại đạn dược khí tài từ đường 559 xuống Huế. 

Thời điểm đó, một trung đoàn bộ binh từ phía Bắc vượt vào tới Quảng Điền và đụng đầu ngay Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ trên sông Bồ... (Còn nữa)

Mai Nguyễn 
Bài liên quan
Điện Kremlin lên tiếng về thời gian tại vị của Tổng thống Ukraine Zelensky
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết tương lai Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã được an bài.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 33: “Chính là Huế” khiến tướng Westmoreland nổi giận