Ngày 26.06.2015, nước Mỹ chính thức công nhận hôn nhân đồng giới trên toàn lãnh thổ cùng với sự vỡ òa của cộng đồng LGBT và người ủng hộ. Mặc dù vậy, có lẽ ít ai biết được rằng, để đi được đến đoạn cuối con đường, cộng đồng LGBT ở Mỹ đã phải trải qua 46 năm đấu tranh chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

Kỳ 4: Khi tình yêu chiến thắng

Một Thế Giới | 10/07/2015, 10:22

Ngày 26.06.2015, nước Mỹ chính thức công nhận hôn nhân đồng giới trên toàn lãnh thổ cùng với sự vỡ òa của cộng đồng LGBT và người ủng hộ. Mặc dù vậy, có lẽ ít ai biết được rằng, để đi được đến đoạn cuối con đường, cộng đồng LGBT ở Mỹ đã phải trải qua 46 năm đấu tranh chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

Đọc thêm:
Kỳ 1: Stonewall - Khởi đầu cho một giấc mơ của LGBT Mỹ
Kỳ 2: Chiến thắng đầu tiên mang tên Massachusetts
Kỳ 3: Dự luật số 8 và DOMA: Thời khắc quyết định đã đến
Quyết định khó khăn của Tòa án Tối cao
Ngày 26.06.2013, Đạo luật Bảo vệ Hôn nhân (DOMA), cơ sở cho việc cấm đoán hôn nhân đồng giới trên khắp nước Mỹ, đã bị Tòa án Tối cao Liên bang tuyên phán vi hiến. Ngay lập tức, hàng loạt tiểu bang đã chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới như: Utah, Oklahoma, Virginia, Texas, Michigan, Idaho, Oregon, Pennsylvania, South Dakota… Tính đến tháng 06.2015, 32 trên tổng số 50 tiểu bang ở Mỹ đã hấp nhận hôn nhân bình đẳng. 
Tuy nhiên, ngày 06.11.2014, Tòa án Liên bang Khu 6 đột ngột tuyên phán: Lệnh cấm hôn nhân đồng giới ở tiểu bang Ohio không vi phạm Hiến pháp Liên bang, qua đó lật ngược phán quyết trước đó của Tòa án Liên bang địa phương. Không đồng ý với điều này, các cặp đôi đã đệ đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao. 
Nguoi dong tinh, cong dong LGBT
 Nước Mỹ đã sẵn sàng cho hôn nhân đồng giới?
Ngày 16.01.2015, Tòa án Tối cao thông báo sẽ chính thức tiếp nhận vụ việc. Điều này đồng nghĩa rằng quyết định của Tòa án Tối cao sẽ là câu trả lời cuối cùng cho Hôn nhân đồng giới trên toàn nước Mỹ. Liệu các đạo luật cấm hôn nhân đồng giới trên toàn nước Mỹ có đang vi phạm Hiến pháp Liên bang hay không?
Rõ ràng đây là một thử thách đầy khó khăn cho Tòa án Tối cao Liên bang, bởi vì phán quyết được đưa ra sẽ ảnh hưởng không chỉ đến đến quốc gia 300 triệu dân này mà còn đến với tiến trình LGBT trên khắp thế giới. 
Chiến thắng
Các cuộc tranh tụng đã diễn ra rất căng thẳng. Sau cùng, với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, ngày 26.06.2015, tròn 02 năm sau phán quyết về DOMA, Tòa án Tối cao Liên bang chính thức thừa nhận việc kết hôn giữa các cặp đôi đồng giới trên toàn nước Mỹ là phù hợp Hiến pháp Mỹ, qua đó, vô hiệu phán quyết trước đó của Tòa án Liên bang Khu 6. 
Nguoi dong tinh, cong dong LGBT
 Chân dung 5 vị thẩm phán đã bỏ phiếu ủng hộ
Trong phán quyết, Tòa ghi: "Quyền được kết hôn là quyền tự do cơ bản của con người, được quy định trong Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Những cặp đôi đồng tính không là ngoại lệ của quyền tự do đó. Kể từ giờ phút này trở đi, các cặp đôi cùng giới có quyền được kết hôn với nhau. Tất cả luật pháp ở các tiểu bang quy định trái với phán quyết này đều vô hiệu lực vì đã tước đi quyền kết hôn dân sự giữa các cặp đôi cùng giới. 
Tu chính án thứ 14 buộc các tiểu bang phải công nhân hôn nhân đồng giới và sẽ không có điều luật nào để một tiểu bang từ chối công nhận hôn nhân hợp pháp của các cặp đồng giới ở tiểu bang khác".
Kết thúc, phán quyết khẳng định: "Không có sự kết đôi nào vĩ đại hơn hôn nhân, vì nó là hiện thân của những lý tưởng cao đẹp nhất về tình yêu, lòng trung thành, sự cống hiến, sự hy sinh, và gia đình. Để hình thành nên sự kết đôi này, hai người sẽ trở thành một điều tuyệt vời hơn chính họ trước kia. Như một số những người đã đứng ra đệ trình vụ án này, hôn nhân hiện thân cho một tình yêu mà sẽ tồn tại vĩnh viễn kể cả khi chúng ta mất đi. Sẽ là một điều hiểu lầm đáng tiếc nếu cho rằng những người này không tôn trọng ý nghĩa của hôn nhân. Sự khẩn cầu của họ chính là sự tôn trọng của họ dành cho nó, tôn trọng đến nỗi họ cố gắng tìm đến phán quyết này. Hy vọng của họ là không bị lên án để rồi phải sống trong cô đơn, bị tách rời khỏi bản hiến pháp lâu đời nhất của một trong những nền văn minh trên thế giới này. Họ chỉ xin cái trị của sự bình đẳng dưới con mắt của luật pháp. Và giờ đây, Hiến pháp của chúng ta cho họ cái quyền đó".
Nguoi dong tinh, cong dong LGBT
 Những người ủng hộ hôn nhân bình đẳng vui mừng trước quyết định của Tòa án Tối cao
Ngày 26.06.2015 đã trở thành ngày lịch sử của nước Mỹ, chấm dứt hơn 46 năm đấu tranh không ngừng nghỉ của cộng đồng LGBT. Niềm vui và những giọt nước mắt là điều dễ dàng nhận thấy ở khắp 50 tiểu bang rộng lớn. Một chương mới đã được mở ra và nó sẽ lấp đầy bằng niềm tin, niềm hy vọng và tình yêu. 
Anh Khang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 4: Khi tình yêu chiến thắng