Kỳ 82: Cà phê – Năng lượng của nền kinh tế sáng tạo

T.N.L | 18/01/2022, 08:00

ky-82-hinh-bia.png

Nhiều công trình nghiên cứu, từ lâm sàng y khoa đến thực nghiệm tâm lý và điền dã xã hội học đã xác minh cà phê có công năng “thức tỉnh và sáng tạo”, đây là năng lượng quan trọng đối với nền kinh tế sáng tạo.

Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam – một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.

Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.

Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!

Người Nhật đã làm được!

Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!

Nhân tố chủ lực trong nền kinh tế sáng tạo

Nếu như sản xuất hàng hóa được coi là đặc trưng của nền kinh tế trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, thì sáng tạo là điểm nổi bật của các nền kinh tế thế kỷ 21. Kinh tế sáng tạo không chỉ giới hạn trong ngành công nghiệp sáng tạo mà đã mở rộng phạm vi ra toàn bộ nền kinh tế, lấy sáng tạo làm trọng tâm, tri thức dẫn dắt, giá trị văn hóa làm động lực và được hỗ trợ bằng công nghệ kết nối toàn cầu. Hiểu cơ bản, đó là các hoạt động kinh tế dựa trên trí tuệ và sức mạnh sáng tạo của con người hơn là các nguồn lực truyền thống như đất đai, lao động, vốn.

ky-82-hinh-1.jpg

Sáng tạo là năng lượng bất diệt, càng sử dụng, càng cạnh tranh thì “trữ lượng” càng tăng lên. Một quốc gia phát triển kinh tế sáng tạo không chỉ mang lại cơ hội thị trường mà còn tăng sức hấp dẫn và danh tiếng toàn cầu, tạo nên quyền lực mềm cho quốc gia đó. Kinh tế sáng tạo lấy văn hóa làm động lực thúc đẩy các quá trình phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Do vậy mà gìn giữ những giá trị thiện mỹ được trường tồn. Kinh tế sáng tạo cũng có thể đóng vai trò xây dựng sự hiểu biết và sự hòa hợp giữa các nền văn hóa thông qua quá trình sáng tạo các chương trình bảo tồn cũng như chia sẻ bản sắc dân tộc với cộng đồng quốc tế.

Trong nền kinh tế sáng tạo, việc tạo ra của cải phụ thuộc vào năng lực sáng tạo của quốc gia để biến ý tưởng thành hàng hóa và dịch vụ có thể giao dịch. Từ đó, chẳng vô cớ mà tác động của cà phê lại thường được gắn với sự vận hành của kinh tế sáng tạo. Vai trò của cà phê trong lịch sử phát triển những “xã hội sáng tạo” từ thời khai sáng đã là một minh chứng. Và ngày nay, những quốc gia sáng tạo hàng đầu thế giới cũng đồng thời là các quốc gia tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới, đây hoàn toàn không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Mạng lưới các thành phố sáng tạo được UNESCO công nhận như thành phố văn học Edinburgh (Scotland), thành phố âm nhạc Bologna (Ý), Sevilla (Tây Ban Nha), thành phố thiết kế Montréal (Canada), Berlin (Đức) đều có văn hóa cà phê phát triển với số lượng quán cà phê trên đầu người và mức tiêu thụ cà phê luôn rất cao. Thậm chí, Edinburgh, Bologna còn được đưa vào danh sách thiên đường cà phê của châu Âu.

ky82-hinh-2.jpg

Các quốc gia đặt tầm nhìn phát triển kinh tế sáng tạo đang thúc đẩy một hệ sinh thái sáng tạo mạnh mẽ cùng với việc phát triển văn hóa cà phê để khai thác hết tiềm năng và đảm bảo tính bền vững của nhân tài sáng tạo. Tiểu vương quốc Dubai từ lâu đã không còn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ mà đang dần định hình là quốc gia phát triển dựa trên kinh tế sáng tạo. Dubai cũng chính là thị trường cà phê quan trọng của vùng Trung Đông. Dubai tích cực quảng bá văn hóa cà phê – biểu tượng của lòng hiếu khách - như một hấp lực lôi cuốn cộng đồng yêu cà phê quốc tế. Không chỉ có cà phê, toàn bộ trải nghiệm xung quanh thức uống đặc biệt này được chú trọng bảo tồn và phát triển thông qua các hoạt động mang tính chiến lược như: xây dựng bảo tàng, tổ chức lễ hội cà phê, xây dựng trung tâm giao dịch cà phê… Sáng tạo trong từng việc nhỏ để đón nhận sự sáng tạo ở tầm vóc lớn hơn đang là tâm thế giúp Dubai trở thành hiện diện mới của nền kinh tế toàn cầu, nơi những bộ óc sáng tạo đến với nhau để cùng biến ước mơ vĩ đại thành sự thật.

ky82-hinh-3.jpg

Đối với nền kinh tế sáng tạo, sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống, tư tưởng bản địa với các giá trị thương mại là cách thức tạo dựng hình ảnh đặc biệt của quốc gia, thành phố. Ở tầm nhìn xa hơn là hình thành những môi trường sống đầy mỹ quan mà ở đấy con người nghiệm sinh được niềm vui sống. Ấn Độ đang trở thành vùng đất trải nghiệm trong lĩnh vực này. Ấn Độ là đại diện tiêu biểu của nền văn minh phương Đông huyền bí, có số lượng di sản văn hóa và truyền thống tôn giáo đa dạng. Quốc gia này là nơi khởi nguồn của Yoga - xu hướng phong cách sống trên toàn cầu, cùng với hệ thống y học Ayurveda cổ truyền, được xem là một thực hành mang lại sức khỏe, hạnh phúc cho con người. Tâm trí con người luôn tìm kiếm một sự chỉ dẫn để nhận ra ý nghĩa cho sự tồn tại của mình, khao khát sâu sắc này là một phần làm nên sức quyến rũ, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đến Ấn Độ để trải nghiệm sự tiến hóa trong tinh thần và tâm linh. Ấn Độ khai thác thế mạnh văn hóa để nâng cao quyền lực mềm, đóng góp mạnh mẽ trong việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu.

Hướng đến một nền văn minh toàn cầu mới

Khi kinh tế sáng tạo được nhìn nhận thấu đáo như trên thì học thuyết cà phê và dự án kiến tạo “Thủ phủ cà phê toàn cầu” do tập đoàn Trung Nguyên Legend đề xướng sẽ hiển lộ đầy đủ ý nghĩa giá trị. Trung Nguyên Legend đang từng bước vinh thăng vị thế Việt Nam không chỉ là cường quốc xuất khẩu cà phê mà còn là trung tâm khởi xướng tư tưởng, triết lý, văn hóa cà phê. Trong đó, học thuyết cà phê với hạt nhân tinh thần sáng tạo có trách nhiệm là động lực tiến tới một nền văn minh toàn cầu mới. Ý nguyện cốt lõi của “Thủ phủ cà phê toàn cầu” là xây dựng tổng hòa và căn cơ các hệ sinh thái bền vững từ việc phát huy các thế mạnh về thiên nhiên, thổ nhưỡng, dân cư cũng như văn hoá, nghệ thuật, lịch sử Tây Nguyên – vùng nguyên liệu trọng điểm của Việt Nam, góp phần xác lập quyền lực cho quốc gia, dân tộc trong kỷ nguyên kinh tế sáng tạo.

ky-82-hinh-4.jpg

Văn hóa mang nội hàm rộng, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trong suốt chiều dài lịch sử, văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức đời sống xã hội. Chính các biểu hiện văn hóa đã tham gia vào việc tạo nên con người. Tiếp cận cà phê từ tầm nhìn văn hóa, văn minh và triết đạo sẽ góp phần tăng cường tầm ảnh hưởng cho quốc gia, nhất là khi được kết hợp với chương trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc, trang bị kiến thức nền tảng, nâng cao dân khí, trí huệ và sự minh triết của quốc gia. Chiến lược toàn diện và liên thông này kết nối năng lượng sáng tạo, sức mạnh tri thức, tiềm lực văn hóa đảm bảo sự phát triển bền vững trong kinh tế tri thức và vẫn duy trì đặc tính sinh thái bản địa.

Đây là một hướng tư duy mới, một lối hành động sáng tạo dựa trên những yếu tố nhân văn để định vị tương lai quốc gia trong trật tự thế giới. “Thủ phủ cà phê toàn cầu” mang đến cho cà phê và các sản phẩm - dịch vụ liên ngành tương thuộc, cho ấn tượng về Tây Nguyên và cả hình ảnh của Việt Nam một lợi thế cạnh tranh vững chắc. Hơn nữa, sáng tạo không đối kháng với thiên nhiên là một hình thái nhân bản nhân văn mở ra một kỷ nguyên mới mà ở đấy con người tương sinh thuận thảo với nhau và sống hài hoà với thiên nhiên. Theo đó, sáng tạo có trách nhiệm còn là nền tảng để con người vượt thoát sự tha hoá bởi ham muốn quyền lực nặng tính vị kỷ bản thân.

Sau cùng, quá trình định hình cà phê vật chất, cà phê tinh thần, cà phê xã hội là việc đặt nền tảng cho đường hướng phát triển đủ đầy tính nhân bản, nhân văn theo chiều hướng sáng tạo có trách nhiệm. Từ cà phê, cung ứng giá trị căn tính nhằm giải tỏa những bất toàn thời đại, khơi gợi lý tưởng sống chân thiện mỹ, và từ đó hội tụ những con người có chung ngưỡng vọng, cùng nhau đạt được đời sống mà mỗi người khao khát. Hay có thể nói là lấy tinh thần cà phê dẫn dắt hướng tới lối sống mới, góp phần xây dựng nền nhân văn mới, trật tự toàn cầu mới.

Thân mời bạn đọc đón xem loạt video Cà Phê Triết Đạo đã được đăng tải trên kênh https://www.youtube.com/channel/UC_E90Cb30GAwe7k6aUC8H8Q

cafe-thu-thiet.jpg

Đón đọc kỳ sau: Margaret Thatcher - cà phê và sự phục hồi kinh tế Vương quốc Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 82: Cà phê – Năng lượng của nền kinh tế sáng tạo