Ngày 17.5, Hội trọng tài thương mại TP.HCM (HCCAA) phối hợp với Trung tâm trọng tài thương mại luật gia Việt Nam (VLCAC) tổ chức buổi tọa đàm “Kỹ năng giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng trọng tài thương mại”.

Kỹ năng giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng trọng tài thương mại

Anh Tú | 17/05/2019, 08:58

Ngày 17.5, Hội trọng tài thương mại TP.HCM (HCCAA) phối hợp với Trung tâm trọng tài thương mại luật gia Việt Nam (VLCAC) tổ chức buổi tọa đàm “Kỹ năng giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng trọng tài thương mại”.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhiều trọng tài thương mại, các luật gia và đặc biệt là của luật sư Richard Bainter và luật sư Sarah Reynolds đến từ Hiệp hội luật sư bang California (Mỹ).

Trao quà lưu niệmcho 2 luật sư trước buổi tọa đàm

Ông Bainter là thành viên của ban điều hành của Bộ phận Luật quốc tế của Hiệp hội Luật sư California và cũng đóng vai trò thành viên điều hành trong hội những tổ chức phi chính phủ khác của Hoa Kỳ. Ông là giảng viên về Luật quốc tế về các tổ chức quốc tế tại trường Đại học California, San Diego, Trường đại học Luật San Diego; Trường đại học Luật phía Tây California và Trường đại học Luật Thomas Jefferson.

Ông Bainter đã tư vấn pháp lý cho nhiều tổ chức quốc tế trong suốt 20 năm vừa qua, bao gồm Văn phòng đại diện cao ủy tại Bosnia, Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), phái đoàn tới Bosnia, Phái đoàn chuyên gia về Kosovo (EULEX), Văn phòng dân sự quốc tế ở Kosovo, và Phòng Chuyên viên Kosovo ở Hague.

Ông làm việc với một nhóm các luật sư quốc tế để tư vấn cho Liên Hợp Quốc những vấn đề pháp lý liên quan đến việc trưng cầu dân ý về việc độc lập của Nam Sudan năm 2010 và đã tư vấn cho Hội Luật gia Việt Nam suốt quá trình dự thảo Luật trưng cầu dân ý ở Việt Nam.

Ông Bainter phát biểuvề “kỹ năng giải quyết tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp bằng trọng tài thương mại”

Trong buổi tọa đàm, ông Bainter đã dành hơn một giờ để trình bày về “kỹ năng giải quyết tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp bằng trọng tài thương mại” và “kỹ năng giải quyết tranh chấp giữa Doanh nghiệp quốc tế và Nhà nước bằng Trọng tài thương mại”.

Ông cũng khuyên VLCAC nên nhận những tranh chấp liên quan đến các tổ chức quốc tế để tiếp cận với các tổ chức Quốc tế ở Việt Nam, các quy tắc được sửa đổi hay các quy tắc PCA tùy chọn cũng như tiếp cận với các Trọng tài viên có những kinh nghiệm liên quan.

Bà Reynolds phát biểu vềVai trò của Trọng tài viên trong việc duy trìtính liêm chính của Quy trình Trọng tài

Còn bà Reynolds (Trọng tài viên quốc tế, Thành viên của Hội đồng trọng tài quốc tế California) cũng dành cả giờ để diễn thuyết về “Kỹ năng trọng tài viên trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng trọng tài” trong đó, bà nhấn mạnh đến Vấn đề đạo đức cần cân nhắc đối với Trọng tài, hay cụ thể hơn là Vai trò của Trọng tài viên trong việc duy trìtính liêm chính của Quy trình Trọng tài.

Buổi tọa đàm đã thu hút được sự chú ý của giới luật gia Việt Nam. Rất nhiều vấn đề được trao đổi một cách thỏa đáng trước khi cuộc tọa đàm kết thúc. Những chia sẻ hữu ích của 2 luật sư đến từ Mỹ sẽ giúp giới luật sư Việt Nam, đặc biệt những người trong đội ngũ trọng tài viên tiếp thu thêm các kiến thức, kỹ năng và quy tắc đang là xu thế trên thế giới.

HCCAA​trao giấy chứng nhận cho các trọng tài viên sau buổi tọa đàm

PV
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỹ năng giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng trọng tài thương mại