Một số quan chức Nigeria hy vọng sẽ có ngày bang Sông Ngang sẽ làm du lịch ngắm khỉ đột thành công và kiếm được nhiều tiền, nhưng…

Làm du lịch ngắm khỉ đột, Nigeria phá rừng quốc gia

Trần Trí | 23/03/2017, 11:25

Một số quan chức Nigeria hy vọng sẽ có ngày bang Sông Ngang sẽ làm du lịch ngắm khỉ đột thành công và kiếm được nhiều tiền, nhưng…

Thống đốc bang Sông Ngang (đông nam Nigeria) lại nuôi kế hoạch phá rừng thuộc các công viên quốc gia để phát triển kinh tế, thu hút nhà đầu tư và tạo việc làm cho người dân.

“Siêu xa lộ” đâm xuyên công viên quốc gia

Bang Sông Ngang có 7 công viên quốc gia mà Nigeria vinh dự tự hào là có sự đa dạng sinh học phong phú nhất vùng Tây châu Phi. Gần đây, chính phủ Nigeria hy vọng Công viên quốc gia Sông Ngang sẽ được UNESCO công nhận là Địa danh di sản thế giới.

Quả thực khu vực xứng đáng được trao danh hiệu này, vì có núi non lởm chởm, cỏ mọc cao đến đầu gối, những thảm rừng dày và có chim hót, ếch nhảy, và nhất là khỉ đột Sông Ngang là loài khỉ lớn hiếm nhất của thế giới. Hiện chỉ còn khoảng 300 con khỉ đột này sống trong một khu vực mưa nhiệt đới giáp Cameroon.

Ý định làm du lịch ngắm khỉ đột là noi theo một chương trình tương tự ở Rwanda: năm 2014, Công viên quốc gia núi lửa ở nước này đã thu về 15 triệu USD từ du lịch ngắm khỉ đột, và số tiền này được dùng để trợ giá cho các công viên quốc gia còn lại, cũng như nâng cấp nền kinh tế quốc dân Rwanda.

Hẳn phải mất nhiều năm nữa Nigeria mới có được chương trình du lịch trên. Nhưng niềm hy vọng ấy có thể bị tắt ngấm, từ sự đe dọa của nỗ lực phát triển kinh tế.

Nigeria có 185 triệu dân (đông dân nhất châu Phi) và Liên HợpQuốc đã dự báo năm 2050 sẽ tăng lên 440 triệu dân. Nhưng Nigeria đang rơi tự do vào suy thoái, vì giá dầu giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, đồng tiền mất giá.

Thống đốc bang Sông Ngang, ông Benedict Ayade cho rằng ông có đáp án cho cuộc khủng hoảng trên: xây một cảng nước sâu gần thủ phủ Calabar để “so kè” với Lagos (một trong những thành phố lớn nhất Nigeria) rồi kết nối cảng tới các vị trí ở phía bắc bằng một tuyến đường “siêu xa lộ cao tốc” 6 làn xe dài 258km.

Ý tưởng là mở một hành lang mới cho thương mại, tạo việc làm và thu hút nhà đầu tư.

“Lột truồng” 10km rừng nhiệt đới

Nhưng trái với các quyđịnh cấp liên bang, những nhà quy hoạch không hề có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) vào lúc làm lễ động thổ công trình xa lộ cao tốc này hồi tháng 9.2015.

Cũng không hề có phân tích tốn kém-lợi ích để bào chữa cho nguy cơ gây tổn hại dài hạn cho vùng rừng nhiệt đới, lưu vực sông, cộng đồng dân cư và các loài thú có nguy cơ tuyệt chủng.

Dù vậy, hồi năm 2015, dự án “siêu xa lộ” vẫn được vẽ băng ngang Công viên quốc gia Sông Ngang. Bên cạnh việc tạo ra một vùng hành lang trống đúng chuẩn 100m cạnh vệ đường, bản thiết kế trong quyhoạch của Thống đốc Aydade sẽ “lột truồng” gần 10km rừng nhiệt đới ở mỗi bên “siêu xa lộ”.

Hậu quả là các nhóm bảo vệ môi trường Nigeria và quốc tế cùng gởi một bức thư đến Tổng thống Muhammadu Buhari, đề nghị ngưng ngay dự án, đồng thời nêm trình những kế hoạch thay thế gồm dùng công quỹ để phục hồi hai đường cao tốc hiện có ở bang Sông Ngang.

Ngay sau đó, vị thống đốc trình bản vẽ mới chỉ thay đổi chút đỉnh về tuyến đường, vị thống đốc bay từ thủ đô Abuja đến dự lễ động thổ.

Nhưng đến tháng 3.2016, một ĐTM chính thức “nổi lên”, sau khi Bộ Môi trường Nigeria ra lệnh ngưng công trình. Vì có nhiều sai sót và thiếu tầm nhìn, ĐTM này chỉ được chấm điểm D, bị gởi trả với yêu cầu chỉnh sửa.

Đến cuối năm 2016, ĐTM mới nhấtcũng không tính đến hai vùng hành lang trống cạnh vệ đường, tránh đề cập đến Công viên Quốc gia và nêu tên các loài thú không hề tồn tại ở châu Phi!

Khỉ đột Sông Ngang trong Công viên quốc gia

Xa lộ mới xây đã sụt lún

Thống đốc Ayade nhấn mạnh: “Siêu xa lộ” và cảng nước sâu sẽ giúp bang mở cửa xuất khẩu quặng sắt và tạo ra việc làm.

Nhưng theo ghi nhận của báo New York Times, những hứa hẹn về lợi ích lâu dài của dự án xem ra rất đáng ngờ, nhất là khi hai xa lộ hiện hữu của bang vừa xây xong đã sụt lún!

Chính quyền bang Sông Ngang còn gây thêm phẫn nộ, khi công bố một thông tinthu hồi toàn bộ quyền cư trú của người dân trong phạm vi hành lang “siêu xa lộ”.

Động thái này sẽ “bứt rễ” ít nhất 180 cộng đồng thổ dân khỏi nơi sinh sống mà tổ tiên của họ truyền lại. Cộng đồng Ekuri đã được quốc tế đánh giá cao về khả năng giữ rừng thông qua chương trình Sáng kiến Ekuri (lập hồi thập niên 1980 để đối phó nạn lâm tặc phá rừng).

Nhiều nhà quan sát nhận định hành lang trống của “siêu xa lộ” được vẽ to nhằm chặt được thật nhiều cây rừng. Cộng đồng Ekuri lại lo chuyện phòng chống phá rừng, đã ráng đến thủ đô Abuja để trình một bản kiến nghị có chữ ký tập thể.

Nhưng phía phản đối nói các cộng đồng “dân quê” và người ủng hộ “quá ích kỷ, ngáng đường phát triển kinh tế của đất nước”.

Điều đương nhiên là chính phủ nước khác đều muốn thúc đẩy các dự án phát triển lớn, nhưng các dự án này thường yêu cầu phải lấy ý kiến của người dân và đánh giá kỹ lưỡng, tính đến việc đền bù cho những người bị ảnh hưởng. Nhưng không hề có các bước này ở bang Sông Ngang.

Và dù gần đây có thông tin rằng một nhà sản xuất công nghiệp nặng Trung Quốc vừa trở thành nhà đầu tư của dự án “siêu xa lộ”, vẫn chưa rõ lấy đâu ra tiền để chi cho dự án trị giá 3,5 tỉ USD này. Người dân đóng thuế Nigeria hoàn toàn không biết gì.

Điều chắc chắn là“siêu xa lộ” Sông Ngang sẽ gây thiệt hại không cách gì cứu chữa được cho những cánh rừng nhiệt đới còn lại của Nigeria, gồm vài cánh rừng cổ nhất châu Phi.

Dù có được vẽ lại con đường đi vòng quanh Công viên quốc gia Sông Ngang, tuyến xa lộ này vẫn mở cửa nhiều khu vực bảo tồn cho nạn phá rừng lấy đất làm ruộng ngày càng tăng, cùng với nạn săn bắn, đe dọa các loài thú như khỉ, vượn, voi rừng, cá sấu và kể cả khỉ đột Sông Ngang.

Phát triển kinh tếsẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nguồn nước. Thay vì tạo được một ngành du lịch thiên nhiên có thể giúp phát triển kinh tế bền vững, bang Sông Ngang có thể chỉ có những đồi trọc để “giới thiệu”với khách du lịch.

Chính phủ Nigeria vẫn có ý xin công nhận Công viên quốc gia Sông Ngang là Di sản thế giới UNESCO, nhưng khi xe ủi đất đã sẵn sàng hoạt động, búa sẵn sàng giáng xuống những cây rừng, liệu bang Sông Ngang sẽ có được một công viên quốc gia đầy vinh dự tự hào?

Kim Hương (theo New York Times)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm du lịch ngắm khỉ đột, Nigeria phá rừng quốc gia