Tết Kỷ Hợi 2019 đã đi qua, nhiều thức ăn trong ngày tết của các gia đình vẫn còn dư thừa nhiều, bỏ đi thì tiếc nên các bà nội trợ thường tìm cách giữ lại. Tuy nhiên, nếu giữ lại phải làm thế nào để thức ăn trên được đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Làm gì để giữ lại những thức ăn ngày Tết còn thừa?

Hồ Quang | 13/02/2019, 13:00

Tết Kỷ Hợi 2019 đã đi qua, nhiều thức ăn trong ngày tết của các gia đình vẫn còn dư thừa nhiều, bỏ đi thì tiếc nên các bà nội trợ thường tìm cách giữ lại. Tuy nhiên, nếu giữ lại phải làm thế nào để thức ăn trên được đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Theo bác sĩ Lê Thị Ngọc Vân - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân dân 115, những thức ăn của ngày Tết thường là bánh chưng, bánh tét, giò chả, dừa hành, dưa kiệu, chả, lạp xưởng... Sau ngày Tết, những thức ăn này thường còn thừa lại, nếu bỏ đi thì sẽ rất lãng phí. Vậy phải làm gì để giữ lại những thức ăn ngày Tết cho an toàn, bảo đảm sức khỏe người dùng với những thức ăn ngon, bổ của ngàyTết?

Bánh chưng, bánh tét: Người sử dụngnên cất giữa những loại bánh này ngăn mát của tủ lạnh, khi đã đổ nhớt không nên dùng lại, không để lại vào ngăn đá. Bánh chưng, bánh tét bị khô thì có thể hấp hoặc chiên lại.

Thịt kho thịt luộc, giò chả: Sau khi dùng còn thừa người dùng nên cất vào ngăn mát của tủ lạnh để bữa ăn tới đem hâm lại. Nhưng nếu lưu giữ trên 3 ngày thì nên cho vào ngăn đá để đông, giữ được trong 1 tuần.

Dưa hành, dưa kiệu: Người dùng có thể để những thực phẩm này bên ngoài nhưng nếu muốn lâu chua, giảm lên men thì để vào ngăn mát tủ lạnh, giữ được 1-2 tuần.

Ngoài ra, bác sĩ Vân còn cho biết có thể tận dụng các món Tết còn thừa để chế biến những món khác. Trong đó, bánh chưng, bánh tét người dùng có thể dát mỏng, cuộn cùng giò chả cắt sợi và củ kiệu,hành ngâm ở giữa, chiên giòn, ăn với rau sống.

Đối với thịt gà người dùng có thể dùng để nấu súp hoặc cháo, hoặc xé nhỏ trộn gỏi. Phần thịt cũng có thể dùng làm ruốc (chà bông) gà. Riêng các món thịt nguội, giò, chả, lạp xưởng… có thể thái lát, thái chỉ xào với rau củ và nấm hoặc có thể dùng giò chả còn thừa cắt hạt lựu để làm món cơm chiên dương châu. Một cách nữa là giò chả đem cắt hạt lựu, trộn cùng với hành tây và ớt chuông cũng cắt hạt lựu, kết hợp với trứng thành món trứng hấp, trứng chưng, trứng bác...Trái cây có thể làm thạch trái cây hoặc làm hoa quả trộn sữa chua.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm gì để giữ lại những thức ăn ngày Tết còn thừa?