Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân vừa dùng laser công suất lớn điều trị thành công cho một bệnh nhân có sỏi to trong bàng quang nhân tạo. Điều này giúp bệnh nhân nhanh phúc hồi, hạn chế nhiễm khuẩn, đặc biệt tránh nguy cơ phá vỡ cấu trúc của cơ quan nhân tạo đã ổn định.

Lần đầu tiên dùng laser tán vỡ sỏi to trong bàng quang nhân tạo

01/08/2020, 12:50

Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân vừa dùng laser công suất lớn điều trị thành công cho một bệnh nhân có sỏi to trong bàng quang nhân tạo. Điều này giúp bệnh nhân nhanh phúc hồi, hạn chế nhiễm khuẩn, đặc biệt tránh nguy cơ phá vỡ cấu trúc của cơ quan nhân tạo đã ổn định.

Viên sỏi có kích thước khá lớn lên đến 35,6 mm x 22,1 mm nằm trong bàng quang nhân tạo của bệnh nhân - Ảnh: T.N

Ngày 1.8, thông tin từ Bệnh viện Bình Dân (TP. HCM) cho hay, các bác sĩ ở đây vừa thực hành hành công ca tán sỏi có kích thước lớn bằng laser công suất lớn đối với bệnh nhân có bàng quang nhân tạo.

Bệnh nhân là anh N. (25 tuổi, TPHCM) mắc bệnh bàng quang thần kinh bẩm sinh đã được bác sĩ Bệnh viện Bình Dân phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng ruột cách đây 22 năm.

PGS. TS. BS Vũ Lê Chuyên, Bệnh viện Bình Dân cho biết, khi đó, N. mới chỉ 3 tuổi, là một trong những bệnh nhi nhỏ tuổi nhất được thực hiện kỹ thuật này tại bệnh viện. Sau phẫu thuật, người bệnh hoàn toàn bình phục, phát triển bình thường với bàng quang được tạo mới.

Vì không thấy sức khỏe có vấn đề, bệnh nhân N. không tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ. Gần đây, bệnh nhân thường xuyên đau bụng không rõ nguyên nhân nên đã quay lại khám tại Bệnh viện Bình Dân.

Tại đây, sau khi siêu âm, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có sỏi lớn trong bàng quang bằng ruột, kích thước viên sỏi đo được trên phim chụp CT bụng là 35,6 mm x 22,1 mm.

Sau khi khám và thực hiện các xét nghiệm đánh giá cho người bệnh, bác sĩ đã tư vấn cho người bệnh lựa chọn phương pháp nội soi tán sỏi bàng quang bằng laser để điều trị.

Sau khi được tán sỏi bằng laser thành công sức khỏe của bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định - Ảnh: T.N

"Việc ứng dụng laser công suất lớn tán sỏi bàng quang giúp người bệnh không phải mổ mở, tránh nguy cơ phá vỡ cấu trúc của cơ quan nhân tạo đã ổn định cùng với người bệnh trong 22 năm qua. Ngoài ra, phương pháp điều trị ít xâm hại này cũng giúp bệnh nhân nhanh hồi phục và hạn chế nhiễm khuẩn vết mổ”, bác sĩ Chuyên chia sẻ.

Theo bác sĩ Chuyên sỏi bàng quang nhân tạo tương đối hiếm gặp, với tỉ lệ khoảng 0,5%. Nếu không được điều trị sỏi có thể gây nhiều biến chứng như nhiễm trùng niệu, đau đớn kéo dài. Một số yếu tố nguy cơ hình thành sỏi trong bàng quang nhân tạo bao gồm: tăng tiết dịch nhầy, nhiễm trùng niệu, dị vật bàng quang. Do đó, người bệnh có bàng quang nhân tạo bằng ruột cần chú ý chế độ ăn uống và tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện sớm những vấn đề phát sinh.

Các chuyên gia y tế cho biết, bàng quang thần kinh ở các bệnh nhi nhỏ tuổi là bệnh lý nguy hiểm, nếu điều trị muộn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu không can thiệp, người bệnh thường không sống đến tuổi trưởng thành được do biến chứng nhiễm trùng niệu tái phát và suy thận.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
22 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lần đầu tiên dùng laser tán vỡ sỏi to trong bàng quang nhân tạo