Tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos (Thụy Sĩ) từ ngày 23 đến 26.1 tới, có thể sẽ diễn ra một cuộc đối đầu tầm cỡ “sử thi” về những vấn đề của thế giới, giữa lãnh đạo Pháp - Đức với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Lãnh đạo Pháp-Đức sẽ đối đầu với ông Trump tại Davos?

Trần Trí | 15/01/2018, 13:23

Tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos (Thụy Sĩ) từ ngày 23 đến 26.1 tới, có thể sẽ diễn ra một cuộc đối đầu tầm cỡ “sử thi” về những vấn đề của thế giới, giữa lãnh đạo Pháp - Đức với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo Reuters ngày 14.1, Thủ tướng Đức Angela Merkel đang xem xét khả năng về phevới Tổng thống Pháp Emmanuel Macronđể “đương đầu” với ông Trump, người sẽ có cuộc phát biểu vào ngày cuối của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) hôm 26.1, sau khi ông đến Davos chiều 25.1.

Vài tháng qua, sau nhiều tháng chính trị Đức bị bế tắc, bà Merkel đã không thể lập một chính phủ liên minh từ sau cuộc bầu cử quốc hội Đức hồi tháng 9.

Nhưng ngày 12.1, đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của bà Merkel đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ để lập liên minh với đảng trung tả Xã hội dân chủ (SPD).

Các quan chức WEF nói họ tin bà Merkel sẽ vẫn xem xét khả năng dự Diễn đàn. Các quan chức Đức nói nhiều khả năng bà Merkel sẽ đến Davossau 3 năm vắng mặt. Họ nói chưa có quyết định cuối cùng, vì bà Merkel còn chờ kết quả cuộc họp của SPD vào ngày 21.1 tới.Cuộc họp này sẽ quyết định chính thức có tiến hành đàm phán lập liên minh cầm quyền với CDU hay không.

WEF 2018 có chủ đề “Tạo lập một tương lai được chia sẻ trong một thế giới rạn vỡ”, sẽ thu hút 60 lãnh đạo quốc gia. Ngày 23.1, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ phát biểu khai mạc. Tổng thống Pháp sẽ có bài phát biểu ngày 24.1.

Các vị Thủ tướng Theresa May của Anh, Justin Trudeau của Canada và Benjamin Netanyahu của Israel cũng có thể dự WEF, cùng các nhân vật nổi tiếng như nữ tài tử điện ảnh Cate Blanchett, nam danh ca Elton John.

Nếu bà Merkel dự WEF, sẽ đánh dấu việc bà trở lại với chính trường thế giới, đồng thời cho phép bà cùng Tổng thống Pháp tái khẳng định sự cam kết cải tổ khối Liên hiệp châu Âu (EU) sau khi Anh quyết định rời khỏi EUvà để bảo vệ các giá trị tự do dân chủ, nhằm đối đầu với chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump.

Bà Merkel có quan hệ lạnh lẽo với ông Trump.Khi tranh cử tổng thống Mỹ 2016, ông từng cáo buộc bà Merkel “phá hủy nước Đức”, vì bà cho phép hàng trăm ngàn người tị nạn đến Đức năm 2015.

Giới truyền thông phương tây đánh giá bà Merkel là “chiến sĩ cuối cùng bảo vệ các giá trị tự do dân chủ”, sau khi ông Trump trúng cử.

Kế đó, ông Macron trúng cử Tổng thống Pháp, và như bà Merkel, vị chính khách trung dung ủng hộ châu Âu đã ủng hộ những thỏa thuận thương mại tự do, trật tự thế giới dựa vào tuân thủ luật pháp. Đây là một đồng minh mạnh cho bà Merkel khi đối đầu với ông Trump.

WEF 2017 từng được tổ chức một tuần trước khi ông Trump làm lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ. Lúc đó, thông tin nóng nhất của WEF là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẵn sàng lấp khoảng trống để làm lãnh đạo thế giới, vào lúc chính phủ Mỹ chủ trương “Nước Mỹ trên hết”.

Sau đó, ông Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn là một thỏa thuận thương mại tự do với các nước châu Á.

Chủ nhân Nhà Trắng cũng rút Mỹ khỏi Thỏa thuận chống thay đổi thời tiết Paris, và ông Trump dọa hủy thỏa thuận giữa các cường quốc phương tây với Iran, nhằm kết thúc chương trình hạt nhân của Iran.

Ông Trump còn gây căng thẳng với CHDCND Triều Tiên, đấu khẩu với lãnh đạo Kim Jong-un. Tuần qua, ông còn gọi các nước châu Phi và Haiti với những từ ngữ gây chia rẽ, theo thông tin từ các nghị sĩ Mỹ dự cuộc họp tại Nhà Trắng với ông Trump.

Ngày 13.1, khoảng 500 người biểu tình ở Bern (thủ đô Thụy Sĩ) để phản đối ông Trump dự WEF.

Ông Ian Bremmer, chủ tịch công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, và là người thường dự WEF, nói: “Nhiều quốc gia đang cùng nhau bày tỏ sự bất bình với ông Trump và những điều ôngấy làm. Tại Davos, số người ủng hộ những việc ông ấy làm là gần 5%, dù ở Mỹ có 40 % người đồng ý với những gì ông ấy làm”.

Việc ông Trump dự WEF là cuộc tham dự đầu tiên của một Tổng thống Mỹ, kể từ sau lần ông Bill Clinton tham dự. Tháp tùng ông Trump sẽ là con rể Jared Kushner, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin và Ngoại trưởng Rex Tillerson.

Bảo Vĩnh (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lãnh đạo Pháp-Đức sẽ đối đầu với ông Trump tại Davos?