Trong vài tháng cuối của nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump, Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là ông Mark Esper âm thầm cho phép quân đội Mỹ thực hiện các chiến dịch gây ảnh hưởng - gọi tắt “psyops” - nhanh chóng hơn và ít phụ thuộc phê duyệt từ Bộ Ngoại giao hơn.

Lầu Năm Góc cân nhắc giữ hoạt động ‘chiến tranh thông tin’ kiểu Trump

Cẩm Bình | 20/05/2021, 08:12

Trong vài tháng cuối của nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump, Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là ông Mark Esper âm thầm cho phép quân đội Mỹ thực hiện các chiến dịch gây ảnh hưởng - gọi tắt “psyops” - nhanh chóng hơn và ít phụ thuộc phê duyệt từ Bộ Ngoại giao hơn.

Thay đổi trên làm nổi bật bất đồng giữa giới lãnh đạo quân sự và giới ngoại giao Mỹ về cách thức hoạt động trong “vùng xám” (đối đầu ngầm ở dưới mức chiến tranh, không tạo cớ cho xung đột xảy ra). Giờ đây Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đương nhiệm Lloyd Austin cân nhắc giữ lại thay đổi này, tạp chí Politico dẫn nguồn tin tiết lộ.

Cựu Bộ trưởng Esper điều chỉnh cách thức triển khai chiến dịch gây ảnh hưởng khi Mỹ đang rút dần quân khỏi Afghanistan, quân đội chuyển trọng tâm sang đối phó Trung Quốc cùng Nga với tuyến đầu là mặt trận thông tin tuyên truyền. Politico không rõ Lầu Năm Góc thời gian qua có tiến hành “psyops” bằng quyền hạn mới hay không.

Quân đội Mỹ dùng đến “psyops” từ rất sớm, trong Thế chiến thứ nhất họ đã lập đơn vị phụ trách xây dựng và tuyên truyền thông tin (chủ yếu dưới dạng tờ rơi) để gây ảnh hưởng lên người dân nước ngoài. Sau này quân đội và Cục Tình báo trung ương (CIA) triển khai rộng rãi “psyops” cho hàng loạt cuộc xung đột, chẳng hạn như sử dụng chương trình phát thanh thời Chiến tranh Lạnh, rải tờ rơi và phát loa kêu gọi quân Iraq đầu hàng trong Chiến tranh vùng Vịnh 1991.

Vài năm gần đây Mỹ tập trung vào cạnh tranh nước lớn, tất nhiên họ không thể không dùng đến “psyops” – nỗ lực làm thay đổi quan điểm của cá nhân, tổ chức hay thậm chí chính phủ nước ngoài theo hướng có lợi cho mình.

pentagon.jpg
"Psyops" là hoạt động không thể thiếu trong cạnh tranh nước lớn - Ảnh: Getty Images

Quy trình phi lý

Nguồn tin của Politico cho biết trước lúc cựu Bộ trưởng Esper điều chỉnh, quan chức quốc phòng Mỹ phải được nhiều cấp ở Bộ Ngoại giao chấp thuận. Quá trình phê duyệt mất hàng tuần hoặc hơn.

Một cựu quan chức quốc phòng chia sẻ: “Một quy trình phi lý. Đôi khi nhân viên ngồi bàn giấy cũng có thể bỏ xó bản kế hoạch tiến hành chiến dịch thay vì trình lên quan chức cấp cao hơn. Môi trường thông tin không thể đợi 3 tháng, lúc đó thì chiến dịch chẳng có ích gì nữa”.

Còn có cả trường hợp quan chức Bộ Ngoại giao phản đối đề xuất – điều xảy ra nhiều lần năm ngoái. Nguồn tin tiết lộ trong số “psyops” bị trì hoãn có 1 chiến dịch chống lại thông tin sai lệch về đại dịch COVID-19 do Trung Quốc tung ra.

Cuối năm 2019, tướng chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (INDOPACOM) Phil Davidson cùng Tư lệnh Bộ Chỉ huy Tác chiến đặc biệt (SOCOM) Richard Clarke hối thúc Lầu Năm Góc tìm cách đẩy nhanh quá trình phê duyệt “psyops” đối phó hoạt động lan truyền thông tin sai lệch của Trung Quốc.

Trước sự thúc giục trên, cựu Bộ Trưởng Esper trực tiếp nêu vấn đề với cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo. Hai ông nhất trí ra hướng dẫn mới đặt thời hạn phê duyệt là 48 giờ đồng hồ. Nếu quan chức Bộ Ngoại giao phản đối một chiến dịch nào đó thì kế hoạch được đưa lên cấp cao hơn tranh luận, cho đến khi lên đến cấp nội các.

Giữ nguyên thay đổi

Chính quyền Tổng thống Biden hiện đang xem xét chính sách liên quan đến “psyops”.

download.jpg
Bộ trưởng Austin cân nhắc giữ lại thay đổi - Ảnh: Politico

Phía Lầu Năm Góc từ chối đưa ra bình luận với lý do đây là vấn đề nhạy cảm, nhưng họ cho biết: “Bộ trưởng Austin cùng Ngoại trưởng Antony Blinken thường xuyên trao đổi để giữ vững mối quan hệ hợp tác. Giới lãnh đạo Lầu Năm Góc ý thức được rằng chống lại hoạt động gây ảnh hưởng ác ý vẫn là ưu tiên hàng đầu”.

Người đứng đầu Tiểu ban Tình báo và Hoạt động đặc biệt thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ Ruben Gallego ủng hộ giữ lại thay đổi của cựu Bộ trưởng Esper: “Chúng ta đang phải đối phó với những quốc gia giỏi về phát tán thông tin sai lệch. Cách chống lại duy nhất ngăn chặn trước khi họ hành động”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lầu Năm Góc cân nhắc giữ hoạt động ‘chiến tranh thông tin’ kiểu Trump