Ngày 27.5, Quốc hội khóa XIII đã được nghe “Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật hôn nhân và gia đình”. So với lần chỉnh sửa trước, bản dự thảo trình lên Quốc hội lần này đã loại bỏ đi Điều 16 quy định về việc chung sống giữa những người cùng giới tính. 

LGBT Việt kêu gọi Quốc hội hoãn thông qua Luật Hôn nhân & Gia đình

Một Thế Giới | 29/05/2014, 14:47

Ngày 27.5, Quốc hội khóa XIII đã được nghe “Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật hôn nhân và gia đình”. So với lần chỉnh sửa trước, bản dự thảo trình lên Quốc hội lần này đã loại bỏ đi Điều 16 quy định về việc chung sống giữa những người cùng giới tính. 

LGBT Viet keu goi Quoc hoi hoan thong qua Luat Hon nhan & Gia dinh
Dự thảo luật Hôn nhân và Gia đình trình lên Quốc hội đã gây một sự thất vọng lớn trong cộng đồng người đồng tính tại Việt Nam- Ảnh: Đại biểu Lê Thị Tám tại phiên họp ngày 27.5
Cộng đồng người đồng tính tại Việt Nam từng rất vui mừng khi Chính phủ và một số ban ngành tuyên bố sẽ tăng cường việc bảo vệ quyền lợi cho họ trong tiến trình sửa đổi luật Hôn nhân & Gia đình vào năm ngoái. Mặc dù dự thảo lần thứ nhất được công bố là "không thừa nhận" hôn nhân đồng giới nhưng sự tiến bộ ở điều thứ 16 cũng đã khiến cho người đồng tính cảm thấy được động viên rất nhiều.
Tuy nhiên, trong phiên họp diễn ra vào ngày 27.5, điều 16 quy định về việc chung sống giữa những người cùng giới tính đã bị loại ra khỏi Dự thảo luật Hôn nhân & Gia đình được đưa ra tại kỳ họp thứ 7 trình Quốc hội thông qua
Anh N.D.K (25 tuổi, một người đồng tính nam tại Hồ Chí Minh) cho biết: “Tôi thật sự rất sốc trước thông tin này. Dù biết rằng sẽ khó có khả năng hôn nhân đồng giới được thông qua vào lúc này nhưng không ngờ rằng mọi thứ có thể được đưa về vạch xuất phát như thế này. Tôi từng hy vọng một ngày khi luật pháp bảo vệ chúng tôi thì sự định kiến, kỳ thị sẽ giảm bớt. Tôi hy vọng một ngày tôi có thể tự do công khai mình với đồng nghiệp, bạn bè. Nhưng giờ đây, pháp luật đang đẩy chúng tôi thành những công dân hạng hai và có lẽ bí mật này tôi sẽ giấu suốt đời để tránh đi sự dèm pha của xã hội. Tôi rất thất vọng.”
Cùng suy nghĩ với anh N.D.K, bạn Uyên Minh (20 tuổi, sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM) nói: “Tôi không phải là người đồng tính nhưng tôi có rất nhiều bạn bè là người đồng tính. Hơn ai khác tôi hiểu nỗi khát khao được là chính mình và được luật pháp bảo vệ của họ. Chính phủ đã từng tuyên bố với thế giới sẽ đảm bảo quyền lợi cho người đồng tính nhưng với kết quả hôm nay thì tôi không biết sẽ còn giữ được niềm tin trong bao lâu nữa. Tôi sẽ tiếp tục sát cánh cùng bạn bè tôi đứng lên đấu tranh cho quyền được bình đẳng, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc của chính họ.”
LGBT Viet keu goi Quoc hoi hoan thong qua Luat Hon nhan & Gia dinh
 
Người đồng tính cũng có quyền được yêu thương, được mưu cầu hạnh phúc. Ảnh: Maika Elan (Bộ ảnh Yêu là Yêu)
Trong thông cáo chính thức đăng trên website, Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội và Môi trường (iSEE) đã thông báo quan điểm: “Với việc bỏ đi Điều 16, Dự thảo đã bỏ rơi hàng triệu người đồng tính song tính và chuyển giới tiếp tục phải đối mặt với sự kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành. Thay vì đi trước định hướng cho thái độ xã hội, Dự thảo lại đi sau quan điểm của người dân khi đã có tới 57% người dân ủng hộ các cặp đôi cùng giới có quyền nuôi con chung và 51% ủng hộ quyền sở hữu tài sản chung, theo điều tra quốc gia về quan điểm của người dân do Viện Xã Hội Học, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, và Viện Nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Môi trường thực hiện năm 2013. 
Với việc bỏ đi Điều 16, Dự thảo cũng đi ngược lại Khuyến nghị của Liên hợp Quốc cho Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình về quyền được sống không bị phân biệt đối xử của người đồng tính, song tính và chuyển giới. Nó cũng làm thất vọng nhiều bạn bè quốc tế, khi họ đang kỳ vọng Việt Nam đi đầu ASEAN và Châu Á trong việc bảo vệ quyền của người đồng tính song tính và chuyển giới, đặc biệt khi chính phủ trình Dự thảo Luật sang Quốc hội vào tháng 10 năm 2013 với điều khoản thừa nhận cặp đôi cùng giới được bảo vệ giống như cặp đôi khác giới sống chung như vợ chồng. Nhiều nước đã hoan nghênh Việt Nam, như Hoa Kỳ đã ghi nhận những tiến bộ của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền của LGBT ở phiên phiên kiểm định nhân quyền định kỳ (UPR) ngày 5 tháng 2 năm 2014; Liên Hợp Quốc và nhiều nước đã tán dương Việt Nam khi Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Trung Thành, Trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tích cực bảo vệ quyền của nhóm người đồng tính, song tính và chuyển giới trong phiên họp thứ 25 của Hội đồng nhân quyền ngày 24 tháng 3 năm 2014".
Theo dự kiến, Quốc hội sẽ tiếp tục có ý kiến và sẽ "nhấn nút" quyết định số phận của dự thảo vào cuối kỳ họp này. Với hy vọng kêu gọi các đại biểu Quốc hội xem xét lại dự thảo, Trung tâm ICS, Tổ chức bảo vệ quyền cho người đồng tính – song tính và chuyển giới, đã tiến hành kêu gọi mọi người ký tên vào bản kiến nghị tạm hoãn thông qua dự thảo. 
LGBT Viet keu goi Quoc hoi hoan thong qua Luat Hon nhan & Gia dinh
Đây là lời kêu gọi khẩn thiết của toàn thể hơn 1,65 triệu người đồng tính đến Quốc hội với ước nguyện được pháp luật tôn trọng và bảo vệ như chính Hiến pháp 2013 của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”
Các bạn độc giả có thể tham gia ký tên vào bản kiến nghị tại đây.
Anh Khang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
LGBT Việt kêu gọi Quốc hội hoãn thông qua Luật Hôn nhân & Gia đình