“Vừa qua dư luận nói rất nhiều và rất bức xúc với nhiều trường hợp không nằm trong trường hợp này. Ví dụ, có những vụ án vừa rồi xảy ra như Trịnh Xuân Thanh, Nhật Cường Mobile thì rõ ràng những trường hợp này họ chưa bị khởi tố vụ án, chưa bị bắt, chưa bị tạm giữ và cũng chưa có đơn tố giác. Trong tình huống này vụ việc rất nghiêm trọng người ta vẫn xuất cảnh, vẫn trốn đi được” - đại biểu Nguyễn Văn Hiển - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nói.

Lỗ hổng pháp lý từ những vụ bỏ trốn như Trịnh Xuân Thanh, ông chủ Nhật Cường

Nam Phong | 28/05/2019, 19:02

“Vừa qua dư luận nói rất nhiều và rất bức xúc với nhiều trường hợp không nằm trong trường hợp này. Ví dụ, có những vụ án vừa rồi xảy ra như Trịnh Xuân Thanh, Nhật Cường Mobile thì rõ ràng những trường hợp này họ chưa bị khởi tố vụ án, chưa bị bắt, chưa bị tạm giữ và cũng chưa có đơn tố giác. Trong tình huống này vụ việc rất nghiêm trọng người ta vẫn xuất cảnh, vẫn trốn đi được” - đại biểu Nguyễn Văn Hiển - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nói.

>>ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Tổng giám đốc Nhật Cường bỏ trốn, giống vụ Vũ Đình Duy của PVTex

Đối tượngdiện điều tra màthả lỏng thì không chấp nhận được

Dựluật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được trình Quốc hội chiều 28.5, sau khi Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bàytrình dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ. Đối với dự thảo luật này, cácđại biểu đặc biệt quan tâm tới quy định về các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh được nêu trong dự thảo luật gồm: “Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự”.

Phát biểu ý kiến tại buổi thảo luận tổ, đại biểuNguyễn Văn Hiển - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nói:“Vừa qua dư luận nói rất nhiều và rất bức xúc với nhiều trường hợp không nằm trong trường hợp này. Ví dụ, có những vụ án vừa rồi xảy ra như Trịnh Xuân Thanh, Nhật Cường Mobile thì rõ ràng những trường hợp này họ chưa bị khởi tố vụ án, chưa bị bắt, chưa bị tạm giữ và cũng chưa có đơn tố giác. Trong tình huống này rõ ràng vụ việc rất nghiêm trọng như thế thì người ta vẫn xuất cảnh, vẫn trốn đi được”.

Ông Hiển đề nghị luật này phải xử lý được những trường hợp mà dư luận rất quan tâm như vậy. Trong rất nhiều trường hợp,không có đơn tố giác nhưng trong quá trình điều tra, xác minh, các cơ quan tố tụng làm chính xác, biết được đối tượng đang vào vòng tình nghi. Cơ quan thẩm quyền trong tình huống cụ thể xem xét, có biện pháp hạn chế xuất cảnh với những trường hợp này là hoàn toàn cần thiết.

“Về mặt pháp lý, chưa có bất cứ quyết định gì nhưng về mặt thực tế nếu những trường hợp này không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, không có biện pháp hoãn xuất cảnh thì chắc chắn sẽ trốn, trốn thì sẽ xảy ra rất nhiều hệ luỵ mà dư luận vô cùng bức xúc. Đấy là trường hợp thiếu”- ông Hiển nhấn mạnh.

Chung quan điểm với ông Hiển, đại biểu Trần Văn Quý - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên, Ủy viên Ủy ban Pháp luật nêu quan điểm: "Từ những trường hợp dư luận bức xúc như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy hay ông chủ Nhật Cường Mobile bỏ trốn đã cho thấy đang thiếu những chế tài, không có quy định của luật, chưa có quyết định của người có thẩm quyền để giải quyết vấn đề đó trong thực tiễn”.

Đại biểu Trần Văn Quý

Còn đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho biết, đã từng lên tiếng về trường hợp Vũ Đình Duy bỏ trốn ra nước ngoài, sau đó Trịnh Xuân Thanh cũng trốn và đến giờ là Bùi Quang Huy – Tổng giám đốc Nhật Cường Mobile.

“Tôi đã nói từ ngày đó rằng những đối tượng này đã nằm trong các chuyên án, đưa vào trong diện điều tra mà chúng ta lại thả lỏng thì không chấp nhận được. Những trường hợp này khi đã làm chuyên án rồi thì chúng ta phải có trinh sát nội, ngoại tuyến theo dõi rồi, phải dự phòng các trường hợp để cấm xuất cảnh, tại sao vẫn có trường hợp bỏ trốn như vậy?

Luật cần bổ sung những trường hợp này. Tất cả đối tượng liên quan đến các vụ án đang được xem xét, điều tra thì chúng ta phải cấm xuất cảnh, phải đề phòng vì thực tiễn xảy ra nhiều, lại toàn trường hợp “đầu to”. Đây là sơ hở to lớn khiến Nhà nước mất nhiều tiền của, công sức, lại tạo ra dư luận không tin tưởng vào hoạt động của chúng ta” - ông Nhưỡng nói.

Đề xuất cấm xuất cảnh đối với người trốn đóng BHXH

Cùng tham gia ý kiến về việc quy định các trường hợp tạm hoãnxuất cảnh, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Đoàn HN)đề nghị nghiên cứu bổ sung vào khoản 5, đối tượng là người có nghĩa vụ đóng BHXH. Theo ông Hiển,hiện nay quy định đã nêu ra một đối tượng là người có nghĩa vụ đóng thuế thì họ có thể bỏ trốn, chúng ta cần phải quy định thêm người có nghĩa vụ đóng BHXH có thể bỏ trốn, trên thực tế trường hợp này cũng có.

Ông Ngọ Duy Hiểu đề nghị đưa đối tượng có nghĩa vụ đóng BHXH vào diện tạm hoãn xuất cảnh

Đặc biệt, ông Hiểu lưu ý cần bổ sung vào khoản 6, đối tượng chủ doanh nghiệp bỏ trốn. Trường hợp này thời gian vừa qua diễn ra cũng nhiều, ở nhiều địa phương, nhất là những địa phương có doanh nghiệp phát triển, có một số doanh nghiệp sau 1 thời gian làm ăn kinh doanh ở Việt Namkhó khăn, nhưng có những DN hoàn toàn không khó khăn, nhưng sau đấy DN tìm cách bỏ trốn khỏi Việt Nam.

“Trong các đối tượng cần cấm xuất cảnh, cần phải lưu ý đối tượng này, vì những đối tượng này khi bỏ trốn khỏi Việt Nam để lại những hậu quả rất nặng nề”, ông Hiểu đề nghị và nêu ví dụ, Tết 2018 (Âm lịch), Công ty Techwell vina ở Đồng Nai, ông chủ người Hàn Quốc đã bỏ trốn và để lại hậu quả rất lớn cho gần 2.000 người lao động.

Ông Hiểu nhấn mạnh, việc chủ DN nước ngoài bỏ trốn có thể dẫn tới nhiều vấn đề phức tạp ở địa phương, như vấn đề kinh tế, nợ thuế, nợ lương, nợ bảo hiểm của người lao động.

Từ đó, ông Hiểu cho rằng cần bổ sung đối tượng này vào để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và đảm bảo môi trường KD lành mạnh, không còn có những sơ hở của pháp luật.

Bài, ảnh:Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xử lý nghiêm cán bộ, công chức, chiến sĩ… vi phạm quy định về nồng độ cồn
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 17.9.2024 về xử lý cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ... điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lỗ hổng pháp lý từ những vụ bỏ trốn như Trịnh Xuân Thanh, ông chủ Nhật Cường