Những hình ảnh do Earthrise Media, tổ chức độc lập chuyên giúp phóng viên thu thập - phân tích dữ liệu vệ tinh, cung cấp cho thấy hoạt động cải tạo phi pháp và xây dựng các công trình trái phép của Trung Quốc ở trên các thực thể địa lý thuộc quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) đang được thực hiện với tốc độ đáng kinh ngạc.

Lo ngại hoạt động xây dựng phi pháp trên Biển Đông của Trung Quốc

01/06/2018, 15:03

Những hình ảnh do Earthrise Media, tổ chức độc lập chuyên giúp phóng viên thu thập - phân tích dữ liệu vệ tinh, cung cấp cho thấy hoạt động cải tạo phi pháp và xây dựng các công trình trái phép của Trung Quốc ở trên các thực thể địa lý thuộc quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) đang được thực hiện với tốc độ đáng kinh ngạc.

Ảnh chụp vào tháng 4.2017 của đá Subi bị Trung Quốc cải tạo trái phép - Ảnh: Reuters

Theo hình ảnh vệ tinh chủ yếu được chụp trong hai năm 2014 và 2015, tại cả hai quần đảo vào thời điểm đó có hơn 1.000 công trình, trong đó phần lớn nằm ở Hoàng Sa. Đến năm 2017, số công trình trên hai quần đảo đều gia tăng nhanh chóng (hơn 2.000). Tuy nhiên, phần lớn các công trình mới được xây tại Trường Sa, do Bắc Kinh thực hiện.

Dữ liệu Earthrise Media thu thập được cũng cho thấy những công trình mà Trung Quốc xây dựng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự, chứ không phải chỉ cho mục đích dân sự như nước này tuyên bố.

Tại quần đảo Trường Sa, quá trình cải tạo phi pháp của Trung Quốc diễn ra trên cả 7 thực thể mà nước này ngang nhiên tuyên bố chủ quyền (trên thực tế thuộc chủ quyền Việt Nam), trong đó tập trung vào đá Subi, đá Chữ Thập và đá Vành Khăn.

Thoạt nhìn thì 3 thực thể này giống như những “thị trấn nhỏ” với sân tập thể thao, hệ thống đường sá và nhiều tòa nhà dân dụng lớn. Tuy nhiên khi phân tích kỹ có thể phát hiện cơ sở hạ tầng quân sự như trạm radar, khu vực chứa máy bay, bệ phóng tên lửa. Tàu hải quân cũng thường hiện diện tại đây.

Trong số này, Subi là “đảo nhân tạo” lớn nhất bị Trung Quốc cải tạo trái phép tại Trường Sa. Cơ sở hạ tầng của Subi, Chữ Thập và Vành Khăn có cơ sở hạ tầng khá tương đồng, bao gồm bệ phóng tên lửa, đường băng dài 3km, cơ sở chứa hàng hóa, trạm radar có thể theo dõi vệ tinh cũng như hoạt động liên lạc của nước ngoài. Một số chuyên gia nhận định đá Chữ Thập có thể được Bắc Kinh tập trung phát triển thành một trung tâm giám sát điện tử.

Đá Subi bị cải tạo - Ảnh: Google, Digital Globe

Hoạt động xây dựng trái phép tại Hoàng Sa không có quy mô lớn như tại Trường Sa, chủ yếu là nâng cấp cảng và căn cứ không quân. Đảo Phú Lâm là đối tượng cải tạo chính của Trung Quốc trong hơn 4 thập kỷ qua, được nước này sử dụng như trạm trinh sát phục vụ cho công tác bảo vệ cho các căn cứ quân sự tại Hải Nam.

Theo các chuyên gia, sau khi gần như đã hoàn tất việc xây dựng trái phép các công trình, Bắc Kinh sắp tới có thể triển khai chiến đấu cơ, tàu hải quân và vũ khí tầm xa để khống chế Biển Đông. Đây là điều khiến Mỹ cùng các nước trong khu vực lo ngại.

Cẩm Bình (theo Reuters)

Bài liên quan
Trung Quốc phát triển hệ thống AI tác chiến hướng dẫn chi tiết cho phi công
Trang SCMP giới thiệu nhóm nhà khoa học do Giáo sư hàng không vũ trụ Trương Đống (Đại học Bách khoa Tây Bắc) dẫn đầu vừa phát triển được một hệ thống tác chiến trên không có thể giải thích từng hướng dẫn chi tiết cho phi công bằng từ ngữ, dữ liệu thậm chí biểu đồ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng dự Ngày hội khởi nghiệp quốc gia lần thứ 6 tại Cần Thơ
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày hội nhằm tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên (HS-SV) được long trọng tổ chức tại Trường đại học Cần Thơ. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu ý kiến.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lo ngại hoạt động xây dựng phi pháp trên Biển Đông của Trung Quốc