Theo các nhà nghiên cứu, nếu áp dụng kiểm soát nồng độ, tỷ lệ số ca tử vong sớm tại TP.HCM do phơi nhiễm PM2.5 có thể giảm được 6,9%.

Lợi ích sức khỏe khi kiểm soát nồng độ bụi PM2.5 tại Việt Nam

Thu Anh | 26/02/2023, 19:26

Theo các nhà nghiên cứu, nếu áp dụng kiểm soát nồng độ, tỷ lệ số ca tử vong sớm tại TP.HCM do phơi nhiễm PM2.5 có thể giảm được 6,9%.

Theo Báo cáo “Hiện trạng bụi PM2.5 và Tác động Sức khỏe tại Việt Nam năm 2021” được hoàn thiện vào năm 2022, số ca tử vong sớm do phơi nhiễm PM2.5 ở Việt Nam cao hơn mức khuyến cáo của WHO (5µg/m3).

Cụ thể, năm 2019, tổng số số ca tử vong sớm do bụi PM2.5 được ước tính là 56.808 ca, chiếm khoảng 9,9% tổng số ca tử vong do các nguyên nhân tự nhiên tại Việt Nam.

Vùng Đồng bằng sông Hồng bị tác động nhiều nhất với hơn 18.632 ca, theo sau là vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung với hơn 11.161 ca. Số ca này tại Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 9.406 ca.

Số ca tử vong sớm do PM 2.5 tại vùng Đông Nam bộ là 7.378 ca. Vùng Tây Nguyên bị ảnh hưởng ít nhất với khoảng 1.795 ca tử vong sớm do phơi nhiễm quá mức PM2.5.

Số ca tử vong sớm do phơi nhiễm quá mức PM2.5 so với WHO năm 2019 tại
TP.HCM là 4.130 ca, đứng thứ hai cả nước. Số ca tử vong sớm do PM2.5 cao chủ yếu tại những quận trung tâm thành phố, lớn nhất tại quận Bình Tân với 370 ca, theo sau là quận Gò Vấp, huyện Bình Chánh và Quận 12 (đều trong khoảng 280 – 320 ca). Huyện Cần Giờ có số ca nhỏ nhất (24 ca).

o-nhiem-khong-khi.jpg
Nên đầu tư cho quản lý chất lượng môi trường không khí theo khu vực và mức độ đô thị hóa - Ảnh: Internet

Theo các nhà nghiên cứu, nếu áp dụng kiểm soát nồng độ, tỷ lệ số ca tử vong sớm tại TP.HCM do phơi nhiễm PM2.5 có thể giảm được 6,9%. Tỷ lệ giảm số ca tử vong sớm tại huyện Nhà Bè cao nhất là 7,7%, huyện Bình Chánh là 7,6% và tại Quận 9 là 7,4%.

Báo cáo cũng cho thấy nồng độ PM2.5 trung bình năm 2021 có xu hướng giảm so với năm 2019 và tăng nhẹ so với năm 2020 do giá trị cao bất thường trong tháng 1. Khu vực có nồng độ bụi PM2.5 cao chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội và các tỉnh lân cận).

Năm 2021 có 6/63 tỉnh, thành phố có nồng độ PM2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT, bao gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam và Hải Dương.

Để khắc phục tình trạng trên, các nhà nghiên cứu cho rằng nên đặt ưu tiên cho các công tác giám sát và quản lý chất lượng không khí theo thứ tự của hiện trạng bụi PM2.5 của tỉnh, thành phố. Đầu tư cho quản lý chất lượng môi trường không khí theo khu vực và mức độ đô thị hóa. 

Các đô thị được xếp hạng đều là các khu vực có sự phát triển mạnh về kinh tế và xã hội, dẫn đến khả năng tác động xấu đến môi trường không khí nếu không được giám sát và quản lý tốt. Tăng cường mạng lưới quan trắc chất lượng không khí tiêu chuẩn của nhà nước trên toàn quốc, ưu tiên các tỉnh và khu vực có ô nhiễm không khí.

Cần có sự tham gia liên ngành để bảo vệ sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm không khí. Trong đánh giá tác động sức khỏe, các chỉ số đầu vào đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cơ quan quan trắc chất lượng không khí, các cơ sở y tế và các cơ quan thực hiện thống kê về dân số.

Cùng với đó, một số cơ quan hoặc tổ chức khác cũng cần sử dụng những kết quả này để triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp.

Bài liên quan
Ô tô làm sạch không khí lúc di chuyển
Một nhóm sinh viên đại học Công nghệ Eindhoven (Hà Lan) chế tạo được một ô tô điện sở hữu tính năng thu giữ carbon.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lợi ích sức khỏe khi kiểm soát nồng độ bụi PM2.5 tại Việt Nam