Theo khảo sát của Liên minh Phần mềm Việt Nam (BSA), Việt Nam đã từng là một trong những quốc gia bị xếp hạng có tỉ lệ vi phạm bản quyền cao nhất trên thế giới. Năm 2003, Việt Nam đứng thứ 1 trên thế giới về vi phạm bản quyền với tỉ lệ 93%. Tuy nhiên, năm 2011 tỉ lệ này đã giảm xuống còn 81%, đứng hạng 22.

Lợi ích từ việc tuân thủ phần mềm bản quyền

20/09/2013, 10:23

Theo khảo sát của Liên minh Phần mềm Việt Nam (BSA), Việt Nam đã từng là một trong những quốc gia bị xếp hạng có tỉ lệ vi phạm bản quyền cao nhất trên thế giới. Năm 2003, Việt Nam đứng thứ 1 trên thế giới về vi phạm bản quyền với tỉ lệ 93%. Tuy nhiên, năm 2011 tỉ lệ này đã giảm xuống còn 81%, đứng hạng 22.

Trong nội dung đăng trên website của mình ngày 20.9.2013, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) nhận định, một trong những nguyên nhân khiến cho tỉ lệ vi phạm bản quyền của Việt Nam được giảm xuống là nhờ các cơ quan chức năng kiểm tra chặt chẽ hơn.
Vi phạm bản quyền phần mềm được hiểu là việc sao chép hoặc phát tán trái phép phần mềm có bản quyền bằng cách sao chép, tải xuống, chia sẻ, bán, hoặc cài đặt nhiều lần một bản sao vào máy tính cá nhân hoặc máy tính làm việc.
Theo cơ quan này, việc tuân thủ quy định về bản quyền sẽ tạo lợi thế cạnh tranh trong đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu. Nếu các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu vi phạm bản quyền rất có thể gặp một số hạn chế nhất định trong xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là đối mặt với nguy cơ cao bị áp thuế chống bán phá giá.
Theo điều 2.1 Hiệp định Chống bán phá giá của WTO, khi giá xuất khẩu của một sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường thì sản phẩm đó bị coi là bán phá giá. 
Trong quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền của nước kiện chống bán phá giá có thể cộng thêm chi phí thực tế mua bản quyền vào chi phí sản xuất hàng hoá để tính giá trị thông thường của sản phẩm và biên độ phá giá. Việc gộp chi phí đầu tư cho nền tảng công nghệ thông tin và phần mềm có bản quyền vào tổng chi phí sản xuất sẽ làm tăng chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất do các doanh nghiệp, vốn không phải bỏ ra các khoản chi phí để đảm bảo việc sử dụng nền tảng công nghệ và các phần mềm hợp pháp.
Hơn nữa, Việt Nam chưa được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường bởi hai đối tác thương mại lớn nhất là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) lại tiến hành các vụ điều tra chống bán phá giá nhiều nhất đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam so với các đối tác thương mại khác (mới chỉ có 38 quốc gia công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường).
Trong quá trình tính toán giá trị thông thường của sản phẩm, các cơ quan điều tra từ hai thị trường trên thường áp dụng dữ liệu và giá cả được lấy từ một quốc gia thay thế (surrogate country), như Bangladesh hay Indonesia, là những nước có tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao. Việc sử dụng giá trị thay thế này của cơ quan điều tra để tính toán giá trị thông thường đối với các sản phẩm bị điều tra làm cho chi phí giá thành sản phẩm tăng lên, theo đó, biên độ phá giá cũng tăng.
Rõ ràng việc tuân thủ qui định về bản quyền phần mềm mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như tăng niềm tin với khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ vi phạm bản quyền, tránh nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá xuất khẩu.
Hy vọng với độ nhận thức ngày càng cao của doanh nghiệp cùng sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý, tình trạng vi phạm phần mềm bản quyền tại Việt Nam ngày càng suy giảm theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
1 giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lợi ích từ việc tuân thủ phần mềm bản quyền