Luật sư phân tích, với cổ phần trong OceanBank gần 63% thì Thắm đã giúp sức cho Sơn chiếm đoạt 155 tỉ đồng của chính mình, trong số 246 tỉ đồng đưa cho Sơn để chi ngoài lãi suất tiền gửi của PVN là không có căn cứ. Người không bị điên, không bao giờ làm điều này; không bao giờ tự mang tiền của mình đưa cho người khác chiếm đoạt.

Luật sư: Hà Văn Thắm ‘dâng’ tiền cá nhân cho Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt?

Thu Anh | 15/09/2017, 12:39

Luật sư phân tích, với cổ phần trong OceanBank gần 63% thì Thắm đã giúp sức cho Sơn chiếm đoạt 155 tỉ đồng của chính mình, trong số 246 tỉ đồng đưa cho Sơn để chi ngoài lãi suất tiền gửi của PVN là không có căn cứ. Người không bị điên, không bao giờ làm điều này; không bao giờ tự mang tiền của mình đưa cho người khác chiếm đoạt.

Tiếp tục phần tranh luận sáng 15.9, luật sư Nguyễn Huy Thiệp đưa ra quan điểm bào chữa cho bị cáo Hà Văn Thắm với 2 tội danh: “Tham ô” và “Lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản” (2 tội danh còn lại đã được luật sư bào chữa trong phiên tòa sáng 14.9).

Nếu Sơn không phạm tội… mặc nhiên Thắm cũng không phạm tội

Mở đầu cho phần bào chữa của mình, luật sư Thiệp bày tỏ sự ngỡ ngàng. Bởi theo quan điểm pháp lý, những chứng cứ buộc tội chưa đủ căn cứ, còn mâu thuẫn và bất cập; đó là việc quy kết vội vàng có thể không tránh khỏi oan sai.

Theo luật sư Thiệp, cáo trạng quy kết Thắm là đồng phạm giúp sức cho Nguyễn Xuân Sơn nên việc bào chữa cho bị cáo Sơn cũng là đang bào chữa cho Hà Văn Thắm. Nếu Nguyễn Xuân Sơn không phạm tội thì Thắm mặc nhiên không phạm tội.

“Trong phiên xét hỏi, Sơn khai nhận tiền để chi chăm sóc khách hàng thì hành vi này trở về giống hành vi Cố ý làm trái của các bị cáo khác. Về hành vi chi lãi ngoài, bị cáo Sơn đã nhận. Tuy nhiên, đó là chủ trương chung, lợi ích chung mà không gây thiệt hại cho tổ chức mình đang phục vụ. Lời khai của Sơn đã thay đổi tại tòa nhưng sao không xem xét cho bị cáo để đảm bảo đúng căn cứ pháp lý”, luật sư phân tích.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn

Theo luật sư, bị cáo Sơn không chiếm đoạt, thậm chí không thể chiếm đoat, đặc biệt là 49 tỉ đồng của PVN. Dưới góc độ tài chính, số liệu này đã khách quan, phù hợp với kinh doanh của doanh nghiệp hay chưa? Bản thân PVN là nguyên đơn dân sự cũng không tự xác định được mình có bị chiếm đoạt hay không, không có đơn yêu cầu bồi thường. Khi được xác định là nguyên đơn dân sự, PVN cũng chỉ yêu cầu HĐXX căn cứ theo quy định của pháp luật. Đối với số tiền này, không đủ cơ sở nói Sơn chiếm đoạt của PVN.

Trong phần bào chữa của mình, luật sư Nguyễn Minh Phương bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cũng đề nghị trả hồ sơ điều tra lại tội danh cho Sơn khi cáo trạng đã vội vàng kết luận tội danh. Điều này có phải là đang chấp nhận những lời bác bỏ nhận tiền của các lãnh đạo doanh nghiệp mà Sơn chi chăm sóc khách hàng?

Bị cáo Hà Văn Thắm

Sơn hưởng lợi thì… đã lừa dối Hà Văn Thắm

Bị truy tố là đồng phạm với Nguyễn Xuân Sơn, luật sư Thiệp nhấn mạnh: “Hồ sơ không làm rõ được việc Sơn có chiếm đoạt tiền của PVN hay không nên không đủ căn cứ để xác định Thắm chung ý chí với Sơn về hành vi chiếm đoạt 246 tỉ đồng. Về việc huy động tiền gửi, đó là chủ trương chung, không riêng gì khách hàng PVN”.

Đưa ra lời bào chữa cho thân chủ, luật sư Thiệp phân tích, với cổ phần trong OceanBank gần 63% thì Thắm đã giúp sức cho Sơn chiếm đoạt 155 tỉ đồng của chính mình, trong số 246 tỉ đồng đưa cho Sơn để chi ngoài lãi suất tiền gửi của PVN là không có căn cứ. Người không bị điên, không bao giờ làm điều này; không bao giờ tự mang tiền của mình đưa cho người khác chiếm đoạt.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp bào chữa cho bị cáo Hà Văn Thắm

Về khoản tiền 69 tỉ đồng thu phí qua BSC, luật sư cho rằng khách hàng ký hợp đồng dịch vụ với BSC là những khách hàng không đủ điều kiện giao dịch với ngân hàng, đương nhiên khách hàng phải trả chi phí dịch vụ. Nếu không thông qua BSC thì khách hàng phải thông qua các công ty khác. Không thể cho rằng phí của các công ty khác là hợp pháp mà phí BSC lại là bất hợp pháp khi coi BSC là công ty “sân sau” của Thắm.. Phải làm rõ BSC có phải là sở hữu của OceanBank hay không?

Luật sư giải thích, BSC là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập, Hà Văn Thắm là chủ sở hữu nên Thắm có quyền sử dụng vốn. Nếu là thiệt hại của BSC thì đó cũng là thiệt hại của chính Hà Văn Thắm.

“Trong sự việc này, việc Sơn chiếm đoạt đã gây thiệt hại cho chính Thắm. Trong 69 tỉ đồng chiếm đoạt có 68,9 tỉ đồng là của BSC, hơn 500 triệu đồng là của Hà Văn Thắm nhưng cáo trạng quy kết số tiền 68,9 tỉ đồng này cũng không chính đáng. Nếu đây là doanh thu, BSC phải nộp thuế… vì thế, BSC không thể còn nguyên 68,9 tỉ đồng. Vì vậy, phần tiền chuyển cho Sơn, Thắm đều tự lo và là tiền cá nhân nên hành vi đồng phạm, chiếm đoạt tiền của chính mình là không thể xảy ra”, vị luật sư phân tích.

Nhã Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
33 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Luật sư: Hà Văn Thắm ‘dâng’ tiền cá nhân cho Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt?