Thảo luận tại tổ sáng nay (18.11), nhiều đại biểu quốc hội cho rằng Luật Xây dựng (sửa đổi) có nhiều quy định rườm rà, phức tạp nhưng lại vẫn có những kẽ hở cho đội vốn, thất thoát, chậm tiến độ...

Luật Xây dựng rườm rà, phức tạp nhưng vẫn có kẽ hở cho thất thoát, đội vốn

18/11/2019, 14:42

Thảo luận tại tổ sáng nay (18.11), nhiều đại biểu quốc hội cho rằng Luật Xây dựng (sửa đổi) có nhiều quy định rườm rà, phức tạp nhưng lại vẫn có những kẽ hở cho đội vốn, thất thoát, chậm tiến độ...

Hình ảnh hiện nay của bờ kè chục tỉ ở Quy Nhơn - Ảnh từ TNO

Như đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) nhận định, Luật Xây dựng hiện nay vẫn còn rườm rà, phức tạp nhưng vẫn có những kẽ hở cho việc thất thoát, đội vốn, chậm tiến độ và chất lượng công trình không đảm bảo.

“Có một nghịch lý rất đáng suy nghĩ. Đó là công nghệ xây dựng ngày càng cao hơn, chất lượng vật liệu xây dựng ngày càng tốt hơn, người làm trong ngành xây dựng ngày càng giỏi hơn nhưng tuổi thọ công trình xây dựng thì lại ngắn hơn, thậm chí rất ngắn”, đại biểu Hiểu nêu vấn đề.

Trong khi đó ông Hiểu cho biết, “những công trình như Nhà hát lớn hay hàng trăm biệt thự Pháp của Hà Nội sừng sững hàng trăm năm qua đặt ra một câu hỏi. Tại sao hiện nay chúng ta có quá nhiều công trình chưa quyết toán, chưa đưa vào sử dụng đã hư hỏng. Đây là vấn đề mà tôi nghĩ rằng Luật Xây dựng cũng phải có phương án giải đáp”.

Chẳng hạn mới đây tại Quy Nhơn (Bình Định), công trình Hệ thống kè sông khu dân cư Bắc đường Đống Đa có chiều dài hơn 640m, tổng vốn đầu tư gần 12 tỉ đồng, khởi công ngày 30.12.2018, hiện đã đến giai đoạn hoàn thành, chuẩn bị bàn giao. Nhưng trong 2 đêm 30 và 31.10, do ảnh hưởng của bão số 5, đoạn bờ kè nói trên bị hư hỏng nặng.

Vụ việc khiến người dân địa phương bức xúc, nghi ngờ chất lượng thi công và thiết kế đoạn kè không phù hợp. Người dân cho rằng đoạn bờ kè này nằm cuối sông Hà Thanh, chịu ảnh hưởng của triều cường, sóng biển nên cần phải xây dựng kiên cố như kè biển.

Một vấn đề khác theo Bộ trưởng GT-VT Nguyễn Văn Thể là Luật Xây dựng đang có rất nhiều quy định liên quan đến ngành GTVT. Do đó, Bộ trưởng Thể đề nghị với những công trình lớn, quy hoạch lớn, cần có quy định chặt chẽ, tránh xé lẻ làm phá đi quy hoạch.

“Tôi mong muốn vùng nào là vùng lõi mật độ nhà cửa nhiều, chúng ta có thể bớt thay đổi vì mỗi lần thay đổi bên trong là sẽ ảnh hưởng kinh phí rất tốn kém, giải phóng mặt bằng, tái định cư, đền bù nhà cửa…

Còn trong khi khu mới mật độ xây dựng còn rất thấp, chúng ta hoàn toàn có thể biến khu mới thành những khu đô thị hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, để làm sao hình thành nên sẽ có vùng lõi là vùng cổ và vùng mới là vùng hiện đại”, ông Thể nêu ý kiến.

“Nên chăng, luật quy hoạch phải có những quy định để chính quyền địa phương, nhất là HĐND các địa phương xác định vùng lõi như thế nào để ứng xử vùng lõi”, Bộ trưởng GTVT kiến nghị.

Theo VOV, TNO

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Luật Xây dựng rườm rà, phức tạp nhưng vẫn có kẽ hở cho thất thoát, đội vốn