Sau khi thực hiện rà soát, phân tích các số liệu, tập trung vào chỉ số AQI (chỉ số chất lượng không khí) và PM 2.5 tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM; kết quả thu được là lượng bụi PM 2.5 (loại bụi nguy hiểm nhất, có thể thẩm thấu, hấp thụ vào máu) tại Hà Nội lên tới 50,5µg/m3, cao gấp đôi so với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình năm theo hướng dẫn khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới –WHO (10µg/m3).

Lượng bụi trong không khí ở Hà Nội cao gấp đôi quy chuẩn quốc gia

Thu Anh | 19/01/2017, 04:44

Sau khi thực hiện rà soát, phân tích các số liệu, tập trung vào chỉ số AQI (chỉ số chất lượng không khí) và PM 2.5 tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM; kết quả thu được là lượng bụi PM 2.5 (loại bụi nguy hiểm nhất, có thể thẩm thấu, hấp thụ vào máu) tại Hà Nội lên tới 50,5µg/m3, cao gấp đôi so với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình năm theo hướng dẫn khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới –WHO (10µg/m3).

Theo báo cáo tại hội thảo đượcTrung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID)và Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm đượctổ chức mới đây tạiHà Nội, chất lượng không khí tại Hà Nội và TP.HCM đã ở mức đáng báo động khi lượng bụi PM2.5 trung bình năm tại TP.HCM là 28,23 µg/m3, cao hơn so với ngưỡng quy chuẩn trung bình năm theo quy định của Việt Nam (25 µg/m3).

Tại Hà Nội, lượng bụi PM 2.5 lên gới 50,5µg/m3, cao gấp đôi soi với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình năm theo hướng dẫn khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới –WHO (10µg/m3).

Được xác định là loại bụi di chuyển trong phổi và có ảnh hưởng đến sức khỏe, các chuyên gia đều đồng quan điểm khi cho rằng bụi PM 2.5 là tác nhân ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Theo nhóm khảo sát, các nguồn gây ô nhiễm có thể tới từ các nhà máy nhiệt điện than, khí thải từ phương tiện giao thông, xây dựng và công nghiệp… Từ đó thấy rằng, các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM hay đô thị có hoạt động công nghiệp mạnh thì tình trạng ô nhiễm bụi trong không khí có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao.

Về phía GreenID đưa ra kiến nghị cần ban hành luật không khí sạch, điều chỉnh, cập nhật các tiêu chuẩn về chất lượng không khí tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, tăng mật độ hệ thống quan trắc.

Thu Anh

Bài liên quan
Nơi có không khí trong lành nhất thế giới: Nhờ một dạng mây kỳ dị
Nam Đại Dương hay Nam Băng Dương là vùng đại dương bao quanh Nam Cực nổi tiếng là nơi có không khí sạch nhất trên Trái đất. Nhưng lý do chính xác tại sao vẫn còn là một bí ẩn cho đến tận bây giờ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lượng bụi trong không khí ở Hà Nội cao gấp đôi quy chuẩn quốc gia