Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư. Đó là các gien quyết định chức năng của hệ miễn dịch ở chuột lang nước cho phép phát hiện tốt hơn và phá hủy các tế bào phân chia quá nhanh.

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Vũ Trung Hương | 19/10/2018, 11:06

Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư. Đó là các gien quyết định chức năng của hệ miễn dịch ở chuột lang nước cho phép phát hiện tốt hơn và phá hủy các tế bào phân chia quá nhanh.

          

Theo bioRxiv.org, một nhóm khoa học quốc tế gồm các nhà nghiên cứu Colombia, Thụy Điển và Mỹ đã giải được trình tự ADN của chuột lang nước Capybara, loài gặm nhấm lớn nhất thế giới lớn nhất.

Trong quá trình nghiên cứu, họ đã phát hiện một cách thức độc đáo khiến giảm được nguy cơ xuất hiện các khối u trong cơ thể của chuột lang nước.

Chuột lang nước Capybara (Hydrochoerus hydrochaeris) phổ biến rộng rãi ở Nam Mỹ. Chúng thường sống quanh vùng ao hồ, bơi lội và lặn tốt khi tìm cách thoát khỏi những kẻ săn mồi trên cạn. Tổ tiên của chuột lang nước có nguồn gốc ở châu Phi khoảng 80 triệu năm trước và đã đến Nam Mỹ 40 triệu năm sau đó. Thân chuột lang nước dài tới 1,35m, cao 60cm và trọng lượng có thể vượt quá 60kg.

Là loài động vật gặm nhấm, chúng có kích thước khổng lồ nhưng cũng có phân loài Kerodon rupestris lại chỉ nặng không quá 1kg. Thông thường, kích thước nhỏ của cơ thể các loài động vật gặm nhấm được lý giải bằng chiến lược sinh tồn: nó dễ dàng ẩn nấp hơn khi trốn tránh kẻ thù và không phải tất cả các động vật ăn thịt đều thích đuổi theo con mồi nhỏ.

Tuy nhiên, theo nhà sinh học tiến hóa V.Louise Roth thuộc Đại học Duke (Mỹ), khi tổ tiên của chuột lang nước xuất hiện ở Nam Mỹ, hầu như không có kẻ săn mồi nào trong vùng này, và điều này có thể cho phép loài gặm nhấm ấy tăng kích thước cơ thể của chúng. Nhưng sự gia tăng kích thước cơ thể đã làm nảy sinh một nhiệm vụ mới cho chuột lang nước. Càng nhiều tế bào trong cơ thể, nguy cơ một trong số đó sẽ thoái hóa thành tế bào ung thư càng cao và làm phát triển khối u. Theo đó, lẽ ra nguy cơ ung thư ở những loài động vật lớn phải cao hơn. Nhưng, điều này không xảy ra trong tự nhiên. Cả voi lẫn cá voi đều không bị ung thư nhiều hơn các loài động vật nhỏ. Các nhà khoa học nhận thấy hiện tượng này vào những năm 1970 và được gọi là nghịch lý Pet theo tên của bác sĩ người Anh Richard Peto. Chỉ trong những năm gần đây các nhà khoa học mới hiểu chính xác tại sao các loài động vật lớn khác nhau đạt được hiệu ứng ấy. Ví dụ, voi có một cơ chế rất đáng tin cậy để sửa chữa ADN bị hư hỏng.

Trong công trình nghiên cứu mới, các nhà khoa học phát hiện chuột lang nước cũng có một phương pháp ngăn ngừa ung thư đặc biệt. Các gien quyết định chức năng của hệ miễn dịch ở chuột lang nước cho phép phát hiện tốt hơn và phá hủy các tế bào phân chia quá nhanh. Nhờ đó, các tế bào miễn dịch ở chuột lang nước có thể ức chế khối u mới hình thành. Theo các tác giả của nghiên cứu, điều này đã không được quan sát thấy ở các loài động vật khác.

 Vũ Trung Hương

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư