Những phu vàng, bưởng vàng xấu số đã phải bỏ mạng nơi rừng sâu nước độc Mà Sa Phìn, nhiều nạn nhân đã bị lũ cuốn trôi xuống dòng suối Đắng Cay khiến người ta không khỏi rùng mình. Quả không sai khi nói “ăn của rừng rưng rưng nước mắt"...

Mà Sa Phìn- vàng và máu ở độ cao 1.800 m

Nam Phong | 25/08/2016, 08:07

Những phu vàng, bưởng vàng xấu số đã phải bỏ mạng nơi rừng sâu nước độc Mà Sa Phìn, nhiều nạn nhân đã bị lũ cuốn trôi xuống dòng suối Đắng Cay khiến người ta không khỏi rùng mình. Quả không sai khi nói “ăn của rừng rưng rưng nước mắt"...

Phu vàng sống sót bỏ trốn, hạ sơn

Bãi vàng Mà Sa Phìn nằm ở độ cao 1.800m so với mực nước biển, thuộc thôn Mà Sa Phìn, xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Đây là rặngnúi giápvới dãy Hoàng Liên Sơn. Nơi đây là điểm nóng của nạn vàng tặc từ những năm 2000 tới nay, chính quyền sở tại đã nhiều lần truy quétnhưng cũng chỉ là “muỗi đốt xi măng".

Hành trình "cuốc bộ" 22km vượt rừng cao, suối sâu vào bãi vàng oannghiệt của nhóm phóng viên.

Những thông tin về bãi vàng Mà Sa Phìn (thuộc địa phận xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) bị sạt lở, khiến nhiều người phải bỏ mạng xảy ra tối 19.8 thôi thúc chúng tôi lên đường. Bỏ ngoài tai những lời can ngăn của bà con dân bản địa phương và những đồng nghiệp, chúng tôi quyết vượt gần 30km rừng, trong đó phải “cuốc bộ" 22km đường núi rừng hiểm trở để đi tìm sự thật.

Sau 8 giờ đồng hồ lội bộ, nhóm phóng viên mới lên được hiện trường bãi vàng Mà Sa Phìn.

Người dẫn đường Bàn Phúc Bảo, người dân tộc Dao không dưới 3 lần hỏi chúng tôi“các anh đã suy nghĩ kỹ chưa? Đường vào hiểm trở lắm đấy, sạt lở hết rồi”. Chúng tôi quả quyết“phải đi, nhất định phải đi". Vậy là 5 phóng viên chúng tôi lên xe máy đi hơn 4km sau đó “cuốc bộ" 8 giờ đồng hồ để lên bãi vàng.

Thông tin chúng tôi có được, những phu vàng ở bãi vàng Mà Sa Phìn có đến hàng trăm người, đa số đều trẻ tuổi. Họ từ các tỉnhCao Bằng, Lai Châu, Bắc Kạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Thanh Hóa... về đây làm thuê cho các bưởng (chủ)vàng khai thác vàng lậu. Đã có không ít người phải bỏ mạng ở xứ này,không ít người chếtmất xácở đây.

Rất nhiều tốp phu vàng thất thểu "hạ sơn" nhưng không dám nói thông tin gì.

Trên đường đi, chúng tôi gặp hàng chục phu vàng, đa phầntrẻ tuổi, khuôn mặt nhợt nhạt vì đóimệt do thấm nước, đi theo từng tốp ra trung tâm xã Nậm Xây để trở về nhà.

Điều lạ là, hầu như tất thảy đều không dám nói tên tuổi của mình, làm cho bưởng vàng, chủ hầm nào. Rụt rè, như sợ điều gì đó nên họ không dám nói ra. Hỏi về trận lũ kinh hoàng đã vùi nhiều phu vàng, nhưng tất cả đều nói không biết, có người thì lí nhí, chỉ 1-2 người thôi. Nhưng người dẫn đường nói với chúng tôi: “Chúng nó không dám nói đâu, trước khi về, tất cả đều bị giữ lại, quán triệt không được nói rồi".

Hai trong số 6 phu vàng quê Cao Bằng rời bãi vàng trong tình trạng vừa đóivừa khát.

Chúng tôi tiếp tục hành trình, gặp tốp phu vàng thứ 2 với những thanh niên vóc ngườinhỏ thó dù đã 19-20 tuổi lết những bước chân nặng nề. Chúng tôi hỏi“từ bãi ra à?", cả nhóm thanh niên nhìn chúng tôi với ánh mắt dò xét và có phần e ngại, trả lời cụt ngủn“ừ". Chúng tôi lấy nước, lương khô mời họ, họ cảm ơn và ngồi ăn ngấu nghiến rất ngon lành. Lân la chán, lại được người dẫn đường của chúng tôi động viên“có gì cứ kể cho các anh ấy đi, đừng sợ". Thế nhưng, những thôntg tinmà chúng tôi nhận được cũng chỉ rất ít. Họ cho haytừ hôm lũ quét xảy ra, tất cả chả có gì ăn uống, quần áo cũng theo cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên vùi lấp dưới hàng vạnmét khối đất đá cả rồi. Chủ hầm, bưởng vàng giữ họ lại, không cho về nhưng họ đã bỏ trốn về dù tiềnlương chưa đượcnhận.

Đêm “động rừng" định mệnh

Tiếp tục hành trình, chúng tôi gặp phu vàng Nông Văn Thành (quê Ngân Sơn, Bắc Kạn) đang phờ phạc vừa đi vừa nhai mì tôm sống ra khỏi vùng khai thác vàng. Hỏi chuyện, ông Thành cởi mở hơn những người khác. Ông cùng mọi người đi làm thuê cho chủ mỏ có tên Minh “sẹo”, hầmdo vợ chồng Chu Đình Ngao, vợ là Chiến (ở Ngân Sơn, Bắc Kạn) làm chỉ huy công nhân.

Ông Thành kể lại sự việc vào tối 19.8 khiến chủ mỏ, bưởng vàng bỏ mạng.

Ông Thành cho hay, tối 19.8, mưa như ném đá vào mặt từ 16 giờ, đến khoảng 20 giờthì 24 người trong lán của ông bắt đầu bỏ lán, di chuyển lên lán chỉ huy do bùn đất lấp một phần lán. Khi lên tới nơi, mưa lại tiếp tục trút xuống. Bỗng lũ từ trên cao kéo theo đất đá đổ xuống vùi lấp và cuốn trôi 3 người, trong đó có vợ chồng bưởng vàng Chu Đình Ngao và con rể của Minh "sẹo" tên Huynh, 1 người bị thương. Ông Thành may mắn thoát chết.

Ông Thành chia sẻ rằngsở dĩ ông ở lại mấy ngày để tìm xác bà Chiến do bà Chiến là chị họ của ông. Sau mấy ngày vất vả tìm kiếm không có kết quả, tiền không có, lương thực thì đã bị lũ cuốn sạch nên ông đành xuống núi để về quê. Dọc đường ra, đồ ăn không có, quần áo cũng không. Ông Thành được người dân thương xót cho tiền, quần áo mặc tạm để về.

Tan hoang những lán trại ở "thung lũng chết".

“Nhà tôi ở gần nhà bà Chiến, bàbị thiệt mạng. Tiền công mấy tháng còn chưa được lĩnh nhưng thôi, bây giờ vợ chồng ông chủ chết hết rồi, vợ còn chưa tìm thấy xác nữa. Sau đợt này, tôi ở nhà hẳn luôn, sợ lắm rồi”- ông Thành thở dài.

Sau ông Thành, chúng tôi tiếp tục gặp nhiều tốp phu vàng thất thểu lết ra về sau trận động rừng lịch sử ở bãi vàng oan nghiệt Mà Sa Phìn ấy.

Những gì còn sót lại ở Mà Sa Phìn.

Ngoài những đoàn người lũ lượt rời bãi vàng oan nghiệt kia, chúng tôi còn bắt gặp những tốp người bản địa đi tìm xác nạn nhân cho các bưởng vàng; gặp những người từ khắp nơi về đây tìm xác người nhà bị vùi lấp trong khối đất đá khổng lồ.

Thông tin về số người thiệt mạng do chính quyền xác minh cho tới ngày 24.8 là 7 người. Nhưng theo những gì chúng tôi xác minh được, ít nhất đã có 11 phu vàng, thổ phỉ có, người của Công ty cổ phần Nhẫn tại Lào Cai cũng có, đã bỏ mạng vì vàng. Trong số đó, có người được tìm thấy xác vẹn nguyên, người thì mất một phần thi thể, có người thì mất xác. Tất cả họ - những mảnh đời mỏng manh đã vì miếng cơm manh áo mà phải bỏ mạng nơi đất khách quê người. Oan hồn họ vẫn còn ở bãi vàng Mà Sa Phìn - nơi “thung lũng chết" bên con suối Đắng Cay.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mà Sa Phìn- vàng và máu ở độ cao 1.800 m