Trước diễn biến phức tạp, khó lường của cơn bão số 3, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã ra cảnh báo và nêu một số giải pháp để người dân giữ an toàn tính mạng trong mùa bão.

Miền Bắc gồng mình chống chọi cơn bão số 3

Trí Lâm | 19/08/2016, 14:32

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của cơn bão số 3, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã ra cảnh báo và nêu một số giải pháp để người dân giữ an toàn tính mạng trong mùa bão.

Khuyến cáo người dân

Để hạn chế thiệt hại về người liên quan đến điệntrong mùa mưa bão, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã nêu một sốcảnh báo với người dân. Đó là không đứng trú mưa ở tại chân cột điện, dưới mái hiên trạm biến áp; không chạm trực tiếp vào cột điện, dây nối đất, dây chằng cột điện, thùng điện kế, thùng cầu dao…

Ngoài ra, không lên sân thượng, mái nhà (nơi có đường dây điện băng qua); không tự ý sửa chữa đường dây, thiết bị điện ngoài trời; nên ngắt nguồn điện nếu khu vựcnhà bị ngập nước.

Tổng công ty cũng khuyến cáo người dân nên bố trí chỗ lắp đặt đường dây dẫn điện, ổ cắm điện, thiết bị sử dụng điện trong nhà cao hơn mức nước thường ngập lụt, ẩm ướt; lắp thiết bị đóng, cắt có tính năng chống rò điện phù hợp; nên cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (các bảng hiệu, bảng quảng cáo…) khi trời mưa to, gió lớn.

Ngoài ra, nên tránh xa, cảnh báo cho mọi người xung quanh biết và lập rào chắn khi phát hiện cột điện nghiêng, đổ, dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ... và báo ngay cho Trung tâm Chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Điện lực miền Bắc qua tổng đài 19006769 để thông báo xử lý kịp thời.

Hàng loạt chuyến bay bị hủy

Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) cho biết do thời tiết xấu, không đủ điều kiện khai thác tại sân bay Liên Khương (Đà Lạt), hãng sẽ không khai thác 6 chuyến bay đến-đi từ sân bay này.

Cụ thể, hãng sẽ không khai thác 4 chuyến bay trên đường bay TP.HCM -Đà Lạt gồm:VN1384/1385, VN1382/1383 và 2 chuyến VN1564/1565 trên đường bay giữa Hà Nội -Đà Lạt.

Trong khi đó, hãng hàng không Vietjet Air có 6 chuyến bay của hãng từ Hà Nội và TP.HCM đi-đến sân bay Liên Khương cũng buộc phải hủy chuyến do ảnh hưởng thời tiết xấu của bão số 3.

Cụ thể các chuyến bay bị hủy là VJ333 (TP.HCM -Đà Lạt), VJ402 (Đà Lạt - Hà Nội), VJ405 (Hà Nội - Đà Lạt), V406 (Đà Lạt -Hà Nội), VJ407 (Hà Nội - Đà Lạt), VJ408 (Đà Lạt -Hà Nội), VJ334 (TP.HCM -Đà Lạt), VJ335 (Đà Lạt -TP.HCM) do gió lớn, máy bay không hạ cánh được.

Ngoài 8 chuyến bay đi - đến Đà Lạt của Vietjet Air phải hủy chuyến thì 2 chuyến bay của hãng này từ TP.HCM đến Hải Phòng cũng đã không thể hạ cánh xuống sân bay Cát Bi (Hải Phòng) do gió lớn, máy bay không đảm bảo điều kiện hạ cánh được nên buộc phải quay lạihạ cánh xuống sân bay Nội Bài.

Các chuyến bay VJ364/365, VJ360/361 từ TP.Hồ Chí Minh đi Thanh Hóavà ngược lại; VJ370/371 từ Nha Trang đi Thanh Hóavà ngược lại; VJ280/281, VJ292/297 từ TP.Hồ Chí Minh đi Hải Phòng và ngược lại; VJ691/692 từ Hải Phòng đi Đà Lạt và ngược lại; VJ746/745 từ Pleiku đi Hải Phòng và ngược lại; VJ293 từ Hải Phòng đi TP.Hồ Chí Minh buộc phải hủy.

Mưa lớn, úng ngập

Cơn bão số 3 đang đổ bộ vào Việt Nam và gây mưa lớn cho khắp các tỉnh khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Ngay từ hôm qua, do ảnh hưởng của mưa lớn, nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội bị ngập úng. Theo ông Lê Vũ Quảng Sương - Phó tổng giám đốc Công ty TNHHmột thành viên Thoát nước Hà Nội), hiện nay trên địa bàn Hà Nội vẫn đang có mưa lớn. Để khắc phục tình trạng úng ngập xảy ra tại một số khu vực, công ty đã huy động 200 ô tô làm nhiệm vụ hút và bơm phản lực tại một số tuyến phố có nguy cơ cao xảy ra úng ngập.

Theo dự báo, với lượng mưa dưới 100mm, khả năng tiêu thoát nước tại các điểm úng ngập là 1giờ. Nếu lượng mưa tại Hà Nội trên 100mm, trong 2 giờ liên tục, ở thủ đô có khoảng 16 điểm bị úng ngập

Tại TP.Móng Cái (Quảng Ninh) đã có 1 nhà tại khu Hồng Phong, phường Ninh Dương bị tốc mái; 14 cây xanh bị đổ nghiêng (phường Trần Phú 10 cây, xã Vĩnh Thực 1 cây; Hòa Lạc 3); 4 cây cột điện hạ thế bị nghiêng, đổ tại Vĩnh Thực; một số xã, phường bị mất điện (Ka Long, Vĩnh Trung, Hải Yên); tại khu vực Bến xe Ka Long bị ngập cục bộ.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủyvăn Trung ương, từ nay đến hết ngày 20.8, tiếp tục xảy ra mưa lớn diện rộng trên toàn khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Tổng lượng mưa cả đợt ở vùng ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Thanh Hóa-Nghệ An phổ biến 200-300mm, có nơi trên 400mm. Các khu vực khác ở Bắc Bộ, Hà Tĩnh-Quảng Bình phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.

Mực nước trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình, sông Hoàng Long, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Đáy, sông Đào sẽ lên nhanh. Biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 2-5m, hạ lưu từ 2-3m. Đỉnh lũ trên sông Cầu, sông Thương, sông Đáy, sông Đào, hạ lưu sông Thái Bình ở mức báo động 1; sông Thao, sông Bằng, sông Hoàng Long ở mức báo động 2; sông Lục Nam, sông Kỳ Cùng ở mức báo động 3; thượng lưu sông Mã, sông Bưởi lên trên mức báo động 2, hạ lưu lên mức báo động 1đến báo động 2; sông Cả, sông La lên mức báo động 1.

Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn, lũ ống, lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và vùng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; ngập úng ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng trũng thấp ở Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.

Các tàuthuyền trú bão an toàn

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quốc gia, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình đã sơ tán 37.643 người dân ở đầm, chòi canh, nhà xung yếu đến nơi an toàn.

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biếtcác phương tiện và ngư dân đã vào bờ tránh bão an toàn, không còn phương tiện của ngư dân đang hoạt động trên biển từ vĩ tuyến 17 trở lên phía bắc. Có 34.236 phương tiện đã neo đậu tại bến. Toàn bộ 5.142 lồng bè, lều chòi nuôi trồng thủy sản với 6.282 người ở khu vực các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình đã di dời vào bờ.

Tại Thái Bình đã có 2.923 tàu thuyền cùng 3.540 lao động trên biển đã vào nơi tránh trú an toàn. 100% chòi ngao không còn ngườilao động ở đó. Di dời hơn 10.000 người dân ngoài đê chính vào trong bờ tránh bão, đồng thời di chuyển hơn 13.000 người dân ở các chòi yếu tới nơi an toàn.

Tại Nam Định có 2.034 tàu thuyền với khoảng 5.128 lao động, 100% đã về bờ neo đậu. 732 lều chòi nuôi trồng thuỷ sản với khoảng 880 lao động cũng đã về nơi trú ẩn an toàn.

Ngoài ra, hơn 2.100 hộ dân sống ở ven sông, cửa biển với khoảng 5.500 người đang bắt đầu công tác di dời.

Tại Ninh Bình có 126 tàu với 374 ngư dân đang hoạt động ven biển khu vực Ninh Bình -Thanh Hóa về nơi neo đậu; tất cả 366 lao động khai thác, nuôi, trồng thủyhải sản ở bãi bồi ven biển đã di dời vào khu vực an toàn.

Bộ Quốc phòng đã huy động trên 183.400 cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng ứng phó tại các địa phương, 4 máy bay trực thăng, 107 tàu, nhiều ca nô, xe ô tô, xe lội nước để ứng cứu khi bão số 3đổ bộ.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam
một giờ trước Sự kiện
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Miền Bắc gồng mình chống chọi cơn bão số 3