Trước giờ bão đến, các địa phương ở miền Trung đã triển khai nhiều phương án, chủ động ứng phó kịp thời tránh thiệt hại về người và của.

Miền Trung chủ động ứng phó với bão Noru

Võ Thế Nghĩa | 25/09/2022, 17:25

Trước giờ bão đến, các địa phương ở miền Trung đã triển khai nhiều phương án, chủ động ứng phó kịp thời tránh thiệt hại về người và của.

Ngày 25.9, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, toàn tỉnh có 2.062 phương tiện/11.350 lao động hoạt động khai thác thủy sản. Trong đó có 613 phương tiện tàu thuyền khai thác biển, còn lại là thuyền bãi ngang, ven biển, ghe thuyền đầm phá.

z3749526718038_47fc22527656c51f9ad3e5b2c4f6c8da(1).jpg
Điện lực Thừa Thiên - Huế hỗ trợ người dân khai thác keo, tràm trước bão

Đến trưa ngày 25.9, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế còn 17 phương tiện/156 lao động hoạt động trên biển, dự kiến sáng ngày 26.9 sẽ vào bờ. Địa phương này thực hiện lệnh cấm biển từ sáng 25.9. Địa phương đã lên phương án dự trữ cấp tỉnh với 100 tấn mì ăn liền, 100 tấn gạo. Ngoài ra, các địa phương cấp huyện, cấp xã tự dự trữ và vận động người dân dự trữ lương thực, thực phẩm đảm bảo bảy ngày khi có thiên tai xảy ra.

8e851031d073392d6062-small.jpeg
Lực lượng chức năng yêu cầu người dân đưa tàu thuyền vào nơi neo đậu an toàn.

Theo ghi nhận tại cảng cá Thừa Thiên - Huế (phường Thuận An, TP.Huế) sáng 25.9, những con thuyền chở đầy ắp cá cập bờ, không khí tất bật, khẩn trương thể hiện rõ trên khuôn mặt các ngư dân, thương lái.

Tại xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) - xã biển thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão, trong sáng 25.9, chính quyền địa phương đang khẩn trương họp bàn phương án, chủ động ứng phó với bão.

Ông Đặng Tiến Tùy - Chủ tịch UBND xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) cho biết, trong sáng hôm nay địa phương đã tiến hành họp bàn về việc ứng phó với bão Noru.

ffsdsgtjyut-small.jpeg
Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân chèo chống nhà cửa trước bão.

"Sau phiên họp, lãnh đạo địa phương đã đến những khu vực xung yếu để tuyên truyền, vận động người dân di dời đến nơi an toàn. Đồng thời, kêu gọi các lực lượng cùng hỗ trợ người dân trong việc giằng chống nhà cửa, tất cả đều rất khẩn trương" - ông Tùy nói.

Chính quyền địa phương ở Thừa Thiên Huế tới từng nhà vận động người dân khu vực nguy hiểm chủ động, di dời sẵn sàng ứng phó nếu bão đổ bộ.

Ở Quảng trị, UBND tỉnh này đã tổ chức kiểm tra, kêu gọi, hướng dẫn các phương tiện tàu thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, về nơi trú tránh an toàn; yêu cầu các chủ phương tiện phải có phương án đảm bảo an toàn cho tàu thuyền neo đậu ở khu vực cửa sông, tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người.

2a-19-.jpg
UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc họp trực tuyến với các địa phương trên toàn tỉnh chỉ đạo công tác ứng phó với cơn bão Noru.

Rà soát, sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó với bão, mưa lũ, nhất là đối với các vùng dọc bờ biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, vùng thường xuyên ngập sâu, sạt lở đất, lũ quét, ngập cục bộ và vùng có nguy cơ sạt lở tại các công trình thuộc khu vực miền núi; chủ động triển khai công tác sơ tán dân, tổ chức lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự ở những khu vực sơ tán. Kiên quyết không để người ở lại trên tàu thuyền tại các nơi neo đậu, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, lán trại thi công, trường hợp cần thiết phải thực hiện cưỡng chế để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân...

Chỉ đạo các địa phương khẩn trương huy động phương tiện, lực lượng thu hoạch, bảo vệ lúa, hoa màu vụ Hè Thu và diện tích nuôi trồng thủy sản; kiểm tra, rà soát việc thực hiện phương châm “Bốn tại chỗ” ở cấp cơ sở và công tác bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông ở các khu vực ngập lụt, chia cắt; cũng như phương án sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng cứu kịp thời, khắc phục nhanh các sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt sau thiên tai. Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương kiểm tra, rà soát các hồ chứa, các công trình đang thi công; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư để xử lý khi có sự cố nhằm bảo đảm an toàn cho người và tài sản.

Thường xuyên nắm bắt thông tin để chủ động cho học sinh nghỉ học đến khi kết thúc hình thế thiên tai nguy hiểm. Sẵn sàng triển khai lực lượng chốt chặn, đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm sơ tán, nghiêm cấm người qua lại ở các khu vực nguy hiểm như bến đò, khu vực sạt lở đất, lũ quét, các ngầm tràn... chủ động các phương án đảm bảo an toàn cho quá trình cấp điện, ứng phó kịp thời các diễn biến trên thực tế.

Theo dự báo, đây là cơn bão rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực Trung Bộ, có thể gây mưa rất lớn, kéo theo đó là lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Trong 3 ngày vừa qua, các tỉnh ven biển từ Thái Bình đến Hà Tĩnh và Nam Trung Bộ có mưa lớn 100-250 mm, một số trạm mưa lớn như: Sầm Sơn (Thanh Hoá) 332 mm, Quỳnh Lưu (Nghệ An) 288 mm, Xuân Bình (Phú Yên) 233 mm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đấu thầu vàng miếng sáng nay, giá tham chiếu cao hơn phiên trước
một giờ trước Thị trường và chính sách
Sáng 25.4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng với giá tham chiếu 82,3 triệu đồng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Miền Trung chủ động ứng phó với bão Noru