Sở Y tế TP.HCM vừa có tờ trình đề nghị UBND TP phê duyệt "Chiến lược y tế về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân TP.HCM giai đoạn từ nay đến 2025 và những năm tiếp theo".

Mỗi ngày Bệnh viện Tâm Thần TP.HCM tiếp nhận gần 1.000 người có nguy cơ bị tâm thần

Hồ Quang | 11/04/2023, 23:22

Sở Y tế TP.HCM vừa có tờ trình đề nghị UBND TP phê duyệt "Chiến lược y tế về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân TP.HCM giai đoạn từ nay đến 2025 và những năm tiếp theo".

Trong tờ trình,  Sở Y tế TP.HCM cho biết thống kê của Bộ Y tế cho thấy hiện Việt Nam có gần 15 triệu người bị mắc các rối loạn tâm thần thường gặp. Riêng tại TP.HCM, mỗi ngày Bệnh viện Tâm Thần TP tiếp nhận gần 1.000 người rối loạn lo âu và rối loạn khí sắc. Đây là các dấu hiệu nguy cơ dẫn đến căn bệnh tâm thần.

moi-ngay-bennh-vien-tam-than-tiep-nhan-gan-1000-nguoi-co-nguy-co-bi-tam-than-hinh-anh(1).png
Ảnh minh họa

Hiện nay hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần của TP rộng khắp từ 310 trạm y tế xã phường đến các phòng khám ngoại trú thuộc Trung tâm y tế quận, huyện. Các cơ sở chuyên tiếp nhận điều trị người lớn và trẻ nhỏ có vấn đề về sức khỏe tâm thần gồm Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, 4 bệnh viện đa khoa, 3 bệnh viện chuyên khoa. Có khoảng 90 bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa tâm thần.

Ngoài ra, TP cũng chăm sóc cho khoảng 4.000 người bệnh tâm thần lang thang cơ nhỡ tại các trung tâm, triển khai hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, triển khai mô hình dịch vụ cấp cứu trầm cảm…

Tuy nhiên, theo Sở Y tế TP, hiện công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân thành phố cũng gặp nhiều hạn chế. Nhân lực ngành tâm thần chưa đáp ứng so yới nhu cầu thực tế. Đội ngũ bác sĩ tâm thần, chuyên viên trị liệu tâm lý (học đường, lâm sàng, nghề nghiệp) còn ở mức thấp cả về số lượng và chất lượng so với thế giới.

Theo số liệu thống kê năm 2014 của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam chỉ có 0,91 bác sĩ tâm thần trên 100.000 dân, thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Số bác sĩ tâm thần/dân số, giường bệnh tâm thần/dân số của TP.HCM cũng thấp so với cả nước, chỉ đạt 0,07 so với 0,12/1.000 dân.

Cơ sở hạ tầng các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa về tâm thần tại TP.HCM đã xuống cấp, không thể đáp ứng được số lượng bệnh ngày càng cao. Các bệnh viện đa khoa và trường học chưa có phòng khám tâm thần, tham vấn tâm lý để sàng lọc sớm, điều trị kịp thời các vấn đề tâm thần.

Ngoài ra, một hạn chế khác là chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần do số lượng người gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần ngày một tăng. Đại dịch COVID-19 càng làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng cấp tính, mạn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần hàng triệu người.

Nhiều người bị rối loạn tâm thần chưa tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc hiệu quả, làm gia tăng khoảng trống trị liệu. Vẫn còn sự kỳ thị lớn đối với các rối loạn tâm thần, dẫn đến tâm lý e ngại để đi khám và điều trị kịp thời.

Bài liên quan
Phá đường dây đánh bạc bằng công nghệ cao giao dịch tiền tỉ mỗi ngày
Công an xác định đường dây đánh bạc này sử dụng ứng dụng Telegram để liên hệ, chuyển “bảng” lô đề và giao dịch mỗi ngày từ 500 triệu đồng đến hơn 1 tỉ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỗi ngày Bệnh viện Tâm Thần TP.HCM tiếp nhận gần 1.000 người có nguy cơ bị tâm thần