Hãng dược phẩm Moderna cho biết vắc xin phòng ung thư cũng như các bệnh tim mạch và tự miễn có thể có sẵn vào năm 2023.

Vắc xin phòng ung thư, bệnh tim có thể sẵn sàng vào năm 2030

Đan Thuỳ | 10/04/2023, 10:07

Hãng dược phẩm Moderna cho biết vắc xin phòng ung thư cũng như các bệnh tim mạch và tự miễn có thể có sẵn vào năm 2023.

Giám đốc y tế của Moderna, Paul Burton, tin rằng công ty sẽ có thể cung cấp vắc xin phòng "tất cả các loại bệnh tật" trong ít nhất là 5 năm tới. 

Tiến sĩ Burton nói với tờ The Guardian rằng các nghiên cứu về vắc xin đã cho thấy nhiều sự hứa hẹn, đồng thời cho biết thêm rằng Moderna đang phát triển vắc xin ung thư nhắm vào các loại khối u khác nhau.

"Chúng ta sẽ có loại vắc xin đó, và nó sẽ có hiệu quả cao, đồng thời sẽ cứu sống hàng trăm nghìn, nếu không muốn nói là hàng triệu người. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có thể cung cấp vắc xin ung thư được cá nhân hóa chống lại nhiều loại khối u khác nhau cho mọi người trên khắp thế giới", ông Burton nói. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh tim mạch và ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. WHO cho biết ước tính có khoảng 17,9 triệu người chết vì các bệnh tim mạch vào năm 2019, trong khi ung thư chiếm gần 10 triệu ca tử vong vào năm 2020. 

Tiến sĩ Burton cũng nói thêm rằng nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể được chữa khỏi bằng một mũi tiêm vắc xin. 

Điều này sẽ cho phép những người dễ bị tổn thương được bảo vệ chống lại COVID-19, cúm và vi rút hợp bào hô hấp (RSV) – một loại vi rút gây ra các triệu chứng nhẹ, giống như cảm lạnh.

anh-chup-man-hinh-2023-04-10-luc-09.48.53.png

Trong khi đó, Tiến sĩ Burton cho biết liệu pháp điều trị bằng công nghệ mRNA có thể áp dụng cho các bệnh hiếm gặp mà hiện tại không có thuốc điều trị.

mRNA là viết tắt của cụm từ Messenger RNA, hay còn được gọi là RNA thông tin, đây là vật chất di truyền giúp cơ thể tạo ra protein.

Các nhà khoa học nhận thấy, việc đưa RNA thông tin vào sau đó cơ thể sẽ tự tổng hợp để tạo ra protein hay mảnh protein. Những phần được tạo ra này kích thích cơ thể tạo ra đáp ứng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Từ đó, các nhà khoa học đã ứng dụng trong việc sản xuất vắc-xin.

Moderna và nhà sản xuất dược phẩm Pfizer-BioNTech là những người đầu tiên sử dụng công nghệ này để tạo ra vắc xin mRNA dùng để chống lại COVID-19.

Tiến sĩ Burton cho rằng sự tiến bộ của vắc xin là nhờ sự tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ mRNA. 

"Mọi người nghĩ rằng mRNA chỉ dành cho các bệnh truyền nhiễm hoặc chỉ dành cho COVID-19, song những bằng chứng hiện tại cho thấy điều đó hoàn toàn không đúng. Nó có thể được áp dụng cho tất cả các loại bệnh bao gồm ung thư, bệnh truyền nhiễm, bệnh tim mạch, bệnh tự miễn dịch, bệnh hiếm gặp. Chúng tôi có những nghiên cứu trong tất cả các lĩnh vực đó, và tất cả chúng đều cho thấy nhiều điều hứa hẹn", ông Burton nhấn mạnh. 

Vào tháng 12.2022, Moderna và công ty dược phẩm MSD đã thông báo rằng một loại vắc xin ung thư mRNA mà họ đang cùng phát triển đã làm giảm tỷ lệ tái phát ung thư hoặc tử vong ở bệnh nhân u ác tính tới 44% trong một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vắc xin phòng ung thư, bệnh tim có thể sẵn sàng vào năm 2030