Đa số nội tạng động vật có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt. Chúng còn tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh cho người.

Mối nguy hiểm bạn phải đối mặt khi ăn nội tạng động vật

La Hường | 23/02/2018, 22:26

Đa số nội tạng động vật có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt. Chúng còn tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh cho người.

          

Không ít người có thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại nhưng lại không tốt cho sức khỏe chẳng hạn như chỉ ăn thịt, ít ăn cá, ít ăn rau và ăn nhiều nội tạng động vật.

Theo các chuyên gia, nội tạng động vật đúng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ với sức khỏe. Chính vì vậy, người ăn nên tìm hiểu rõ về loại thực phẩm này để hạn chế tối đa những nguy cơ không tốt cho sức khỏe.

Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không an toàn vệ sinh thực phẩm, thậm chí nhiều ca đã tử vong do ăn phải tiết canh nhiễm khuẩn, thế nhưng, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh người người, nhà nhà ăn tiết canh, lòng lợn mọi lúc, mọi nơi.

Dưới đây là những nguy hiểm phải đối mặt khi ăn các loại nội tạng động vật:

- Các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.

- Ăn óc bò không rõ nguồn gốc, mô hệ thống thần kinh có thể bị truyền bệnh não xốp bò "bệnh bò điên" (bovine spongiform encephalopathy).

- Gan động vật chăn nuôi không vệ sinh (do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc) nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao - chất có khả năng gây ung thư gan ở người.

- Lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng... chưa được nấu chín, liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

- Một số ruột động vật có chưa lượng lớn vi khuẩn E.Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.

- Nội tạng có thể là nguồn lây các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu..., các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người. Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe và thậm chí có thể tử vong.

Những điều cần chú ý khi ăn nội tạng động vật

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình khi ăn nội tạng động vật, bạn cần phải có những chú ý kỹ lưỡng:

- Chỉ nên mua nội tạng động vật ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Sau khi mua về thì cần chế biến đảm bảo vệ sinh, nấu chín kỹ rồi mới sử dụng.

- Khi bảo quản, cần để thực phẩm đã chín ở nơi sạch sẽ và cao ráo, không để chung với thực phẩm sống, tránh tình trạng bị lây nhiễm từ các nguồn thực phẩm bẩn khác.

- Theo khuyến cáo từ Viện Dinh dưỡng quốc gia, liều lượng sử dụng nội tạng động vật phù hợp với mỗi người là: người trưởng thành chỉ nên ăn các món từ nội tạng 2 - 3 lần trong tuần, (khoảng 50 - 70g/lần) còn trẻ em chỉ nên ăn 2 lần/tuần (khoảng 30 - 50g/lần).

- Riêng với người già, người thừa cân, béo phì, người bị rối loạn mỡ máu hoặc mắc các bệnh tim mạch thì nên hạn chế và tốt nhất là không nên dùng các món ăn chế biến từ phủ tạng động vật.

Quỳnh Anh (t/h)

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mối nguy hiểm bạn phải đối mặt khi ăn nội tạng động vật