Theo Nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa, tuy nhiên ở cuộc họp Ủy ban thường vụ Quốc hội vào ngày 12.3 vừa qua vẫn đưa ra nhiều ý kiến khác nhau trước khi áp dụng vào thực tiễn của nước ta.

Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa: Không nên nóng vội

Hải Yến | 17/03/2019, 12:46

Theo Nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa, tuy nhiên ở cuộc họp Ủy ban thường vụ Quốc hội vào ngày 12.3 vừa qua vẫn đưa ra nhiều ý kiến khác nhau trước khi áp dụng vào thực tiễn của nước ta.

          

Đưa ra ý kiến của mình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng Bộ GD-ĐT chỉ cần đưa ra 1 bộ SGK cụ thể và các cơ sở cần ổn định để giảng dạy một cách minh bạch, công khai. "Nên có một bộ sách chung, thống nhất, còn lại những bộ khác thì chỉ nên tham khảo và có nhiều người biên soạn".

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng chương trình Giáo dục phổ thông đổi mới nay tập trung về phát triển năng lực nên nội dung đưa vào trong bộ SGK là cực kỳ quan trọng. Các chương trình tổng thể cũng được xin ý kiến rất kỹ thì mới được triển khai.  SGK lần này sẽ cụ thể hóa chương trình có tính “pháp lệnh” thống nhất trong toàn quốc. Người dạy theo chương trình mới không nhất thiết bám chặt SGK, ngoài ra còn nhiều tài liệu khác để khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp vì mục đích chính của đổi mới lần này là đổi mới dạy và học.

Lo lắng về việc một chương trình mà có quá nhiều bộ SGK sẽ khiến các phụ huynh loạn khi lựa chọn, thậm chí có những hình thức "đi đêm" hay không quản lý hết được. PGS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khuyến học Việt Nam cho biết, chương trình giáo dục phổ thông cần có một số bộ SGK đồng bộ các môn học cho một cấp học, hoặc cho các cấp học, chứ không phải là có từng cuốn SGK riêng lẻ.

"Việc một nhóm tác giả viết trọn vẹn một bộ SGK thì rất khó khả thi, bởi không thể đáp ứng hết được các tiêu chí yêu cầu của sự đổi mới giáo dục. Giáo dục cần thống nhất chung cả nước, không thể nào quy định, chỗ này, chỗ kia được phát triển thêm đưa vào chương trình giáo dục lịch sử, văn hóa… của địa phương mà không ghi rõ là chương trình nhiều hay ít, thời lượng là bao nhiêu, chiếm tỷ lệ bao nhiêu %. Ngành giáo dục cần chú ý quan tâm tới ý kiến của phụ huynh, không phải là thích dạy con nhà người ta cái gì cũng được, nếu không sẽ xảy ra những bất ổn về xã hội. Chúng ta không nên quá nóng vội để thực hiện bằng được trong khoảng thời gian ngắn tới". 

Đưa ra ý kiến của mình, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới khẳng định nhiều nước đã thực hiện nhiều SGK. Một chương trình - nhiều bộ SGK đã trở thành thông lệ quốc tế, nhằm tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên khi đi vào thực tế thì sẽ còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Bộ GD-ĐT sẽ áp dụng phương thức "Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa", nghĩa là từ khung chương trình này có thể có nhiều bộ sách để chống phụ thuộc và độc quyền, đây là cách để thiết kế một chương trình phù hợp và giảm tải cho học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng sách giáo khoa. Chúng ta cần chú ý khâu biên soạn để học sinh có thể thấy phù hợp với năng lực học của chính mình.

Không đồng tình với ý kiến của GS Thuyết, theo GS.TS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là đúng. Phải hiểu đúng bản chất của Nghị quyết 88, nếu thống nhất được thì chỉ cần một bộ SGK cũng không có gì ngạc nhiên.

"Chúng ta không nên nóng vội, có thể giai đoạn đầu sẽ dùng thống nhất một bộ SGK chung, làm căn cứ tiến tới giai đoạn sau phát triển ra nhiều bộ SGK… như vậy sẽ tuần tự, không gây xáo trộn trong giáo dục và được dư luận đón nhận một cách nhẹ nhàng hơn . 

Cũng bày tỏ quan điểm của mình về chương trình sách giáo khoa mới, ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh, Phó trưởng Đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước chia sẻ: “Một chương trình nhiều bộ sách giá khoa, trước hết, cần hiểu là vẫn có một bộ sách giáo khoa chính thống nhưng bên cạnh đó sẽ bổ sung thêm nhiều bộ sách giáo khoa phụ với mục đích tham khảo, không bó hẹp chương trình và khuôn khổ học tập.

Nếu không kiểm soát chặt chẽ người dân dễ bị lạm dụng một chương trình học mà quá nhiều SGK và học sinh sẽ hoang mang khi lựa chọn giữa rừng kiến thức không biết chọn bộ SGK nào cho phù hợp. Hiện nay, đứng trước cánh cửa hội nhập quốc tế, mở cửa đào tạo bằng nhiều cách khác nhau, vẫn cần có khung sách giáo khoa chính do bộ GD-ĐT ban hành và có tiêu chuẩn về những bộ sách bổ sung khác, người có nhu cầu sẽ tự mua, tự bổ sung thêm kiến thức, nếu không sẽ khiến dư luận chưa thực sự yên tâm về quy định đó”.

Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang tiếp thu, thẩm tra, tổng hợp đầy đủ các nội dung và các ý kiến thảo luận rồi đưa ra thảo luận dự thảo luật tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 4.4 tới.

Dạ Thảo

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa: Không nên nóng vội