Tại Đài Loan (TQ) có một ngôi chùa Phật được chuyển thành Điện thờ ông Mao Trạch Đông và hằng ngày tổ chức lễ thượng-hạ cờ Trung Quốc, theo báo New York Times ngày 19.9.

Một ngôi chùa ở Đài Loan trở thành điện thờ Mao Trạch Đông

Trần Trí | 22/09/2018, 06:18

Tại Đài Loan (TQ) có một ngôi chùa Phật được chuyển thành Điện thờ ông Mao Trạch Đông và hằng ngày tổ chức lễ thượng-hạ cờ Trung Quốc, theo báo New York Times ngày 19.9.

Theo tờ báo Mỹ, ngôi chùa Bích Vâncó tuổi100 năm ngự trên một ngọn đồi ở làng Nhị Thủy (miền Trung Đài Loan) nhưng nay trong chùa không còn những bức thư pháp Hoa văn truyền thống cùng các chiếc mõtụng kinh nữa, mà đã thay đổi.

Chủ mới của chùa tuyên bố dẫn dắt Đài Loan trở về thống nhất với Hoa lục

Thay vào đólà những khẩu hiệu tuyên truyền, các biểu tượng của đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) và ảnh chân dung ông Mao Trạch Đông,Chu Ân Lai,Tập Cận Bình.Ngoài cổng Bích Vân Tự treo cờ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và cờ đảng - CPC.

Người đang chăm sóc giữ Điện thờ Mao Trạch Đông này là ông Wei Ming-jen, 60 tuổi, người Đài Loan. Ông nói với Times: “Tôi tuyên bố với toàn thế giới và với toàn Trung Quốc, rằng tôi quyết tâm dẫn dắt nhân dân Đài Loan đến sự thống nhất với tổ quốc. Trách nhiệm của tôi là thượng cờ Trung Quốc ở Đài Loan. Không nước ngoài, thế lực nào trên thế giới có thể cản chặn chúng tôi chiến đấu”.

Vẫn theo Times, vài chục năm trước, hành độngnày sẽ bị tuyên xử là phản quốc, nhưng nay Đài Loan đang dân chủ, có quyền tự do ngôn luận, việc treo cờ Trung Quốc không khiến người treo bị bắt.

Các hành xử của ông Wei là một sự biểu thị ủng hộ Hoa lục hiếm có trên đảo Đài Loan, nơi mà quân Quốc dân đảng của tướng Tưởng Giới Thạch phải chạy ra đảo năm 1949, sau khi đánh trận bị thua quân cách mạng dưới sự lãnh đạo của Mao.

Từ đó, Đài Loan luôn cảnh giác cao độ, trước bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc thúc đẩy kế hoạch tái chiếm hòn đảo mà Bắc Kinh xem là một tỉnh đảo thuộc lãnh thổ Trung Quốc.Nỗi sợ của Đài Loan còn được nhồi thêm bằng thông tin Bắc Kinh nỗ lực can thiệp vào nội bộ các nước khác như Úc, New Zealand, Canada.

Ông Wei bác bỏ sự lo ngại này, nói tự ông có ý chuyển đổi công năng chùa Bích Vân thành nơi thờ Mao Trạch Đông, bằng tiền túi kiếm được từ việc ông là một nhà thầu xây dựng.

Lễ thượng-hạ cờ Trung Quốc hằng ngày ở Bích Vân Tự

Theo Times, chuyện ông Wei muốn tranh thủ thiện cảm của Hoa lục là rõ ràng. Một bài viết trên trang Utopia luôn cổ động tôn sùng Mao ở Trung Quốc viết: “Việc thượng cờ do ông Wei và những ngườiĐài Loan yêu nước của chúng ta tổ chức mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Hành xử chính đáng của họ chắc chắn sẽ được ghi nhận trong biên niên sử Trung Quốc”.

Các quan chức nói công trình phụ mà ông Wei trong chùa Bích Vân Tự không đảm bảo an toàn, sẽ phải đập bỏ. Nhưng hiện tại, ông và người ủng hộ vẫn phấn khởi, mỗi ngày tổ chức lễ thượng và hạ cờ hai lần.

Times tường thuật vào một buổi chiều chói nắng, ông Wei cùng nhiều bà cụ, cháu nhỏ mặc quân phục rằn ri đứng chào cờ, trong tiếng quốc ca Trung Quốc phát to qua loa.

Và trong khi hai bà cụ bắt đầu hạ cờ, ông Wei và những người khác đứng nghiêm chào cờ, vợ ông là Lee Pai-jan dùng điện thoại di động quay phim lễ hạ cờ để sau đó bà tải lên internet.

Một trong hai người phụ nữ hạ cờ, cựu công chức Đài Loan về hưu Wen Hsu-ping nói vài năm qua, càng ngày bà càng vỡ mộng với nền chính trị “thối nát” của Đài Loan, cùng việc hòn đảo này xa rời với các di sản của Hoa lục.

Nhờ ông Wei, bà Wen biết được đáp án duy nhất là Đài Loan phải trở về với Trung Quốc. Bà nói việc Đài Loan từ bỏ quyền tự do dân chủ chỉ là một hy sinh nhỏ bé, đổi lấy vị thế tầm cỡ toàn cầu mà Hoa lục đang thụ hưởng.

Bà Wei kết luận: “Chớ nên tị nạnh với nền dân chủ mà bác bỏ Trung Quốc vì ở đó không có tự do ngôn luận. Hãy cứ nhìn xem Trung Quốc quyền lực thế nào”.

Chùa Bích Vân còn là điểm nóng tranh chấp nhà đất, giữa 4 ni cô giữ chùa với ông Wei, người được thuê để xây thêm một nhà phụ cho ngôi chùa. Nhiều năm sau, Wei nói rằng các ni cô nợ ông tiền công. Nhóm ni cô nói đã trả đủ số tiền tương đương 3,2 triệu USD qua nhiều lần trả góp. Họ còn cho biết Wei đã thuyết phục một ni cô cao tuổi chỉ có trình độ tiểu học ký các tài liệu mà bà ta không hiểu nội dung. Họ nói đó là các tài liệu hứa trả nợ cho ông Wei.

Vụ tranh chấp nợ được đưa ra tòavà tòa xử ông Wei thắng kiện. Sau một cuộc bán đấu giá, ông ta trở thành chủ ngôi chùa. Ông ta giữ nguyên quan điểm rằng các hành xử của ông là chính đáng: “Đây là một xã hội thượng tôn pháp luật. Tôi chưa được trả đủ tiền công thì chùa trở thành của tôi một cách hợp pháp”.

Nhóm ni cô bị buộc phải rời khỏi nơi tu hành của họ hồi năm 2012. Từ đó, họ phải sống trong những thùng container chở hàng dựng sát chùa. Ngăn cách hai bên là một bức tường mỏng dán đầy biên lai xác nhận những lần trả tiền góp cho ông Wei.

Dân làng Nhị Thủy bất mãn trước việc mất ngôi chùa vốn được xây bằng tiền cúng dường của dân làng chuyên trồng lúa và chuối. Họ phải chuyển qua cúng bái trong một chùa do các ni cô dựng tạm trong khu đất.

Ni cô Shi Fa-ming, 61 tuổi, nói cả nhóm ni cô sống trọn đời trong chùa, không hề biết gì về đời thực”, trong khi ni cô Fa Ci, 70 tuổi nói muốn lấy lại chùa vốn được xây từ tiền cúng dường.

Nhóm ni cô còn cho rằng ngay cả khi chính quyền Trung Quốc không liên quan vụ tranh chấp nhà đất này, thì ông Wei cố tình gắn kết với CPC để tranh thủ chủ nghĩa dân tộc ở Hoa lục và giành lợi thế về tài chính.

Vĩnh Thụy (theo New York Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một ngôi chùa ở Đài Loan trở thành điện thờ Mao Trạch Đông