Đó là quan niệm vào dịp đầu năm mới của người Columbia. Họ hy vọng sang năm họ có thể di du lịch thật nhiều bằng cách mang những vali không đi quanh khu nhà họ vào năm mới.

Muốn cả năm đi du lịch, đầu năm phải ra đường

Một Thế Giới | 01/02/2014, 06:00

Đó là quan niệm vào dịp đầu năm mới của người Columbia. Họ hy vọng sang năm họ có thể di du lịch thật nhiều bằng cách mang những vali không đi quanh khu nhà họ vào năm mới.

Năm mới 2014 đã đến và người dân khắp thế giới đã đón những khoảnh khắc giao thừa đáng nhớ. Mỗi quốc gia có một cách đón Tết truyền thống thú vị, tạo nên sự đa dạng hóa sắc thái giao thừa trên khắp thế giới.
Sắc đỏ may mắn
Muon ca nam di du lich, dau nam phai ra duong
 Những câu đối Tết màu đỏ được bài bán rất nhiều ở Việt Nam
Ngày tết tại Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hong Kong đều mang đậm sắc màu đỏ. Từ những chiếc đèn lồng, câu đối treo trước cửa, rồng và lân cũng có màu đỏ. Ngoài ra tại Việt Nam những mâm cỗ cũng ươm sắc đỏ trong đó phải kể đến dưa hấu. Còn Trung Quốc các con đường treo đầy những chiếc đèn lồng đỏ, các cửa hàng bán đồ ăn dán nhãn đỏ, nhà cửa cũng trang hoàng sắc đỏ… Với người dân phương Đông, đỏ là màu biểu tượng cho may mắn.
Quả nho và những món ăn hình tròn
Muon ca nam di du lich, dau nam phai ra duong
Những ly đựng 12 quả nho sẵn sàng cho năm mới trong một gia đình Tây Ban Nha  
Tại Tây Ban Nha, mọi người sẽ ăn 12 quả nho (hay còn gọi là uva) trong vòng 12 tiếng chuông đánh vào đúng lúc nửa đêm khi sang năm mới. Bạn sẽ thấy khá thú vị khi hàng ngàn người đổ ra đường tại các thành phố lớn như Madrid hay Barcelona và trong tay là chùm nho. Họ cùng nhau chờ đến lúc giao thời, ăn nho và chuyền tay những chai cava – rượu truyền thống của Tây Ban Nha. Cùng lúc đó tại Philipines người dân diện những trang phục có dấu chấm tròn và ăn những trái cây, bánh hình tròn như nho, cam, biscuit hay donut.
 Đồ lót nhiều màu sắc

Muon ca nam di du lich, dau nam phai ra duong

Những cửa hàng tràn ngập sắc đỏ - vàng tại các nước Trung Mỹ trước thềm năm mới

Người dân ở các quốc gia Nam Mỹ luôn luôn nổi bật với những trang phục có màu sắc nóng bỏng như đỏ vàng cam… Cứ vào mỗi dịp năm mới, các cửa hàng bán đồ lót lại trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Từ quầy bán dạo ngoài đường đến các trung tâm thời trang sang trọng, bạn sẽ thấy họ treo đầy những chiếc quần và áo lót của cả nam và nữ. Hai màu sắc chủ đạo là vàng để mong tiền bạc và đỏ để may mắn trong tình cảm.
Đốt lửa và Đuổi ma quỷ

Muon ca nam di du lich, dau nam phai ra duong
Một người dân đang phun lửa đốt bù nhìn ngay trên bãi biển cầu mong cho một năm an lành  
Tại nhiều quốc gia, năm mới có nghĩa là bỏ lại những điều không may mắn trong năm vừa qua và sức mạnh của ngọn lửa sẽ giúp họ “thiêu đốt” hết những cái xấu. Ở Panama, Puerto Rico người dân tạo nên những hình nhân của các chính trị gia, ngôi sao nổi tiếng trong nước và thế giới. Họ đặt tất cả ở trước nhà vào năm mới, sau đó buổi tối, mọi người tập trung mang hình nhân đến một điểm và dùng lửa đốt cháy với hy vọng cho một năm tốt lành phía trước.
Nếu bạn nghe đến cụm từ muñecos thì đây chính là lễ hội đang diễn ra với ý nghĩa “đốt lửa mừng”. Những người từng được đốt để cầu may mắn tại Panama trong đó có Fidel Castro, Batman, người dơi thậm chí cả biểu tượng thể thao nước nhà như Irving Saladin (vận đồng viên giành huy chương vàng Olympic đầu tiên).

Công dân tại một số quốc gia châu Á có truyền thống đuổi các loại ma quỷ bằng cách đốt pháo. Những phong pháo tạo ra tiếng nổ đì đùng mà người ta tin rằng sẽ giúp xua đổi ma quỷ, mang lại năm mới nhiều may mắn.

Ở bên kia lục già châu Âu, người Đan Mạch chờ đến đúng nửa đêm và đứng trên ghế nhảy xuống. Người ta cho rằng hành động này là cú nhảy vượt qua năm mới, bỏ lại những điều không tốt cùng các loài quỷ ma hay quấy nhiễu lại phía sau. Còn các làng chài ven biển Scotland, họ diễu hành với những quả cầu lửa tượng trưng cho mặt trời soi sáng cả năm tới.

Đập vỡ đồ cho cái mới “bay” ngược vào nhà

Muon ca nam di du lich, dau nam phai ra duong

Những mảnh sản vỡ trước cửa nhà một người Đan Mạch báo hiệu cho năm mới hạnh phúc

Nếu như ở châu Á, mọi người quan niệm mọi thứ phải được toàn vẹn ngày đầu năm thì ở một số quốc gia châu Phi và châu Âu có truyền thống ngược lại. Trong trung tâm thành phố Johannesburg, Nam Phi người địa phương ném những đồ đạc cũ qua cửa sổ bởi họ tin rằng trong năm mới sẽ có nhiều cái mới “bay” ngược vào nhà.

Tại Đan Mạch, người dân để dành những chiếc đĩa cũ cho dịp cuối năm. Khi đồng hồ điểm 12:00 đêm và bước sang ngày 1.1, họ bắt đầu mang đĩa đến trước cửa nhà bạn bè hay hàng xóm và đập chúng. Việc làm này không hề khiến cho gia chủ phiền lòng mà trái lại, những ai nhìn thấy nhà mình có nhiều đĩa bị vỡ càng có nghĩa rằng họ được rất nhiều người yêu quý. Bởi vậy, bạn sẽ thấy những khuôn mặt rạng rỡ khi người Đan Mạch mở cửa vào sáng năm mới và trước nhà họ là cả núi mảnh sành, sứ, thủy tinh.

Muốn cả năm đi du lịch thì đầu năm phải ra đường

Người Columbia hy vọng sang năm họ có thể di du lịch thật nhiều bằng cách mang những vali không đi quanh khu nhà họ vào năm mới.

Đoán tương lai từ thiếc nóng chảy

Hàng năm, ở Phần Lan và Đức, cứ mỗi sáng năm mới người ta lại nấu chảy thiếc (thường trong một chiếc muỗng nhỏ), đổ vào chén nước lạnh cho đông lại. Sau đó họ lấy mảng thiếc lên, dựa vào hình ảnh mà nó tạo thành để đoán tương lai. Nếu có hình giống trái tim, năm đó về tình cảm của bạn sẽ may mắn, nếu có hình giống chú heo năm nay có lẽ bạn sẽ đầy đủ về vật chất, nếu là hình con thuyền hay con tàu, hãy chuẩn bị vali bởi có thể cả năm bạn sẽ tha hồ đi du lịch.

Muon ca nam di du lich, dau nam phai ra duong
 Người Phần Lan và Đức  nhìn vào mảnh thiếc đông đặc để đoán tương lai cho năm sau

Đầu năm đi lễ đền, chùa

Theo tục lệ cổ truyền, công dân tại các quốc gia ở châu Á thường đến viếng đền chùa và cầu nguyện cho năm mới. Tại Trung Quốc, Việt Nam, các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hong Kong, người dân đến chùa mang theo nhang và thắp tại những lư hương lớn nhỏ khắp khuôn viên.
Riêng tại Nhật Bản, nhang thường chỉ được đốt tại nhà còn ở chùa khá hạn chế. Những ngôi chùa thường chỉ có 1 – 2 khu đốt nhang đặt ngay trước đường vào chánh điện. Mọi người đốt nhang và lấy tay cuốn khói vào trước mặt mình để cầu nguyện. Tuy đã chuyển sang đón tết dương lịch theo phương Tây từ nửa cuối thế kỉ 19, nhưng người Nhật vẫn giữ thói quen đi viếng đền thờ Thần Đạo – Shinto vào ngày đầu năm 1.1.
Họ kiên nhẫn xếp hàng trước lối vào đền thờ chính, thả vào những đồng xu 10, 50, 100Yen, cúi đầu cầu nguyện, vỗ tay hai cái để thần thánh trên cao có thể lắng nghe. Còn nếu đến chùa, bạn sẽ nghe 108 tiếng chuông vang xa được gióng lên vào những giờ phút đầu tiên của năm mới.
Muon ca nam di du lich, dau nam phai ra duong
Theo tục lệ cổ truyền, công dân tại các quốc gia ở châu Á thường đến viếng đền chùa và cầu nguyện cho năm mới 

Lao mình xuống dòng nước lạnh

Truyền thống của rất nhiều gia đình và người dân trong ngày đầu năm tại các nước ôn đới là quây quần bên bàn ăn ấm cúng còn người dân tại Scotland, xứ Wales, Canada hay Mỹ thường có màn chào mừng năm mới khá kỳ lạ đó là lao mình xuống dòng nước lạnh.

Muon ca nam di du lich, dau nam phai ra duong
 Các thành viên của CLB Polar Bear Swimmmerlao mình xuống dòng nước lạnh tại Coney Island, New York

Trên sông Forth, Queensferry, Scotlandnhững cô gái chàng trai hào hứngtrầm mình dưới dòng nước ở nhiệt độ dưới 5 độ C. Còn tại Vancouver, người Canada có lễ hội Polar Bear Swim với hàng ngàn người bơi lội trong ngày đầu tiên của năm.

Truyền thống này cũng khá mới với một vài vùng đất như Portland, Mỹ, người dân tham gia lễ hội mang tên Polar Bear Dip & Dash dù chỉ là lần thứ 6 nhưng cũng rất sôi động.

Tại Thụy Điển, Anh, Pháp, sau một đêm vui chơi say sưa, rất nhiều người sẵn sàng chạy một mạch xuống bãi biển lạnh giá và tươi cười chào năm mới. Điều đặc biệt là có rất nhiều nữ giới tham gia trong bộ bikini cực kỳ nóng bỏng khiến cho không khí thêm phần ấm áp.

Mang theo quà khi “xông” nhà

Tại Vương quốc liên hiệp Anh, người ta cũng rất quan tâm về người đầu tiên đến thăm nhà trong năm mới. Khi ai đó là người xông nhà, họ luôn mang theo một món quà. Vị khách sẽ ăn mặc chỉnh tề, gõ cửa, tặng bánh mì những mong sự no ấm trong năm mới, rượu để làm tiệc, than để đốt lò. Nếu không mang gì, đó là một hành động khá bất lịch sự và tất nhiên bạn sẽ không được phép vào nhà.

Năm mới cho những phụ nữ chưa có chồng

Tại Belarus nghi lễ Kaliady dành cho các phụ nữ độc thân trong năm mới với rất nhiều trò chơi. Một cây bắp được đặt trước mỗi phụ nữ và 1 chú gà được thả ra, cây bắp nào chú gà đến đầu tiên có nghĩa là người phụ nữ ấy sẽ có tin vui (kết hôn) trong năm mới. Một trò chơi khác, người phụ nữ đã có gia đình sẽ giấu những món đồ được chọn sẵn quanh nhà và các cô gái độc thân sẽ đi tìm. Ai tìm được bánh mì có thể cưới được một người chồng giàu có còn ai tìm được nhẫn sẽ có cơ hội tìm được nửa kia đẹp trai.

Còn tại Ireland, các cô gái nhét một nhánh tầm gửi vào dưới gối để hy vọng sẽ tìm được một người chồng tốt vào đầu năm. Cách này cũng giúp xua đi những điều không may có thể xảy đến.

Bài: An Nam - Ảnh: An Nam, Nguyên Trương,  Tư liệu
Bài liên quan
Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Muốn cả năm đi du lịch, đầu năm phải ra đường