Liên minh tình báo Five Eyes gồm 5 quốc gia Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand muốn các công ty công nghệ cung cấp cho chính phủ quyền truy cập dữ liệu và thông tin liên lạc, nếu không họ sẽ thực hiện nhiều biện pháp cưỡng chế.

Mỹ cùng đồng minh quyết buộc công ty công nghệ cho tiếp cận dữ liệu

Cẩm Bình | 04/09/2018, 16:03

Liên minh tình báo Five Eyes gồm 5 quốc gia Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand muốn các công ty công nghệ cung cấp cho chính phủ quyền truy cập dữ liệu và thông tin liên lạc, nếu không họ sẽ thực hiện nhiều biện pháp cưỡng chế.

Chuyện Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) mở khóa điện thoại iPhone của một kẻ khủng bố liên quan đến vụ tấn công San Bernardino năm 2016 đã khơi mào cho cuộc tranh luận về mã hóa dữ liệu và quyền riêng tư.

Tranh luận nay lại nổi lên khi liên minh Five Eyes vừa đưa ra “tối hậu thư” cho công ty công nghệ toàn thế giới. Đại diện 5 quốc gia thành viên gặp nhau tại Úc vào tuần trước để bàn về tương lai an ninh mạng, an ninh quốc gia cùng mối đe dọa khủng bố trên không gian ảo.

Kết thúc cuộc họp, các bên đưa ra nhiều tuyên bố chung, trong đó đáng chú ý là Tuyên bố về Nguyên tắc tiếp cận Bằng chứng và Mã hóa (Statement of Principles on Access to Evidence and Encryption) đưa ra thông điệp “không có quyền riêng tư tuyệt đối”.

Tuyên bố khẳng định cả chính phủ lẫn công ty công nghệ đều có trách nhiệm đảm bảo quyền truy cập vào “dữ liệu được thu thập hợp pháp”.

“Tất cả các nhà cung cấp công nghệ và dịch vụ thông tin và viễn thông đều là đối tượng của luật, đều có thể bị yêu cầu hỗ trợ cơ quan chức năng truy cập thông tin (bao gồm cả nội dung truyền thông). Hiện tại đang có nhiều thách thức nảy sinh từ việc công nghệ mã hóa được sử dụng ngày càng rộng vãi, tinh vi nên cần có hỗ trợ (từ phía công ty công nghệ)”, tuyên bố viết.

Với tuyên bố này, từ đơn vị sản xuất phần cứng như Apple, Samsung cho đến các bên cung cấp dịch vụ như Facebook, Google, WhatsApp đều phải hợp tác.

Đặc biệt, tuyên bố nhấn mạnh: “Nếu chính phủ tiếp tục gặp trở ngại khi tiếp cận hợp pháp thông tin cần thiết cho công tác bảo vệ công dân, thì họ có thể tiến hành nhiều biện pháp kĩ thuật, pháp lý, bắt buộc để đạt được giải pháp truy cập”.

Trước yêu cầu của chính phủ cùng giới tình báo các nước, công ty công nghệ cùng nhiều nhà đấu tranh lập luận động thái “mở cửa sau” cho tiếp cận dữ liệu mã hóa có nguy cơ làm giảm bảo mật người dùng.

Apple và FBI từng đối đầu nhau về vấn đề này. Một số nghị sĩ Mỹ gần đây đề xuất luật ngăn chính phủ Washington ép công ty công nghệ giải mã thông tin.

Về phía nước Anh, Thủ tướng Theresa May kêu gọi công ty công nghệ hỗ trợ thực thi pháp luật hơn nữa.

Tuyên bố chung của Five Eyes được đưa ra sau khi chính phủ Úc đề xuất luật đòi hỏi các công ty phát triển tính năng truy cập dữ liệu cho công nghệ của mình.

Cẩm Bình (theo CNET)
Bài liên quan
Tương lai của xe tải tự lái tại Mỹ
Hãng AP giới thiệu tham vọng triển khai hàng nghìn xe tải tự lái khắp nước Mỹ của nhiều công ty nội địa.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ cùng đồng minh quyết buộc công ty công nghệ cho tiếp cận dữ liệu