Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) hôm 27.8 thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thương vụ trị giá gần 3,3 tỉ USD bán các tên lửa chống đạn đạo cho Nhật Bản.

Mỹ đồng ý bán cho Nhật 73 tên lửa đánh chặn trị giá 3,3 tỉ USD

28/08/2019, 12:59

Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) hôm 27.8 thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thương vụ trị giá gần 3,3 tỉ USD bán các tên lửa chống đạn đạo cho Nhật Bản.

Tên lửa SM-3 của Mỹ - Ảnh: MDA

Theo DSCA, thương vụ với Nhật bao gồm 73 tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA. Nhà thầu phụ trách thực hiện hợp đồng là Raytheon. Cơ quan này giải thích rằng việc bán vũ khí sẽ giúp cho lợi ích của Mỹ tại Nhật Bản thông qua phát triển và duy trì năng lực quốc phòng mạnh mẽ và hiệu quả tại khu vực.

“Bộ Ngoại giao đã ban hành quyết định phê duyệt Gói bán Vũ khí Nước ngoài cho Chính phủ Nhật Bản với 73 tên lửa SM-3 Block IIA, trị giá 3,295 tỉ USD,” tuyên bố của DSCA nói.

Tên lửa SM-3 Block IIA đang được Mỹ và Nhật Bản hợp tác phát triển và hoạt động như một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa Đạn đạo Aegis - một bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ.

Nhà thầu Raytheon cũng cho biết, tên lửa đánh chặn SM-3 (thế hệ trước SM-3 Block IIA) hiện là một phần quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa NATO tại Châu Âu. Chúng được triển khai trên các tàu Hải quân Mỹ hoạt động ngoài khơi lục địa này.

Theo các báo cáo của truyền thông Nhật Bản, quốc gia châu Á hiện đang được bao vệ bởi bốn tàu khu trục trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ mang theo tên lửa đánh chặn SM-3. Ngoài ra, Nhật Bản cũng có các tên lửa đánh chặn đất đối không PAC-3 (Patriot Advanced Capability -3) hiện đại.

Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật, đưa tin trước đó về việc Tokyo được cho là đang xem xét triển khai một hệ thống đánh chặn tên lửa mới trên hai tàu khu trục đã lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2020.

Động thái chấp thuận bán tên lửa của chính phủ Mỹ diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên gần đây đã tiến hành hàng loạt vụ thử tên lửa đạn đạo mới, trong đó ít nhất một trong các tên lửa đã thử có tầm bắn đủ xa để vươn tới Nhật Bản. Gần đây nhất, Bình Nhưỡng đã tiến hành vụ thử lần 7 vào cuối tuần qua.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã thông qua các gói vũ khí bán cho Hungary, Hàn Quốc, Lithuania và Đan Mạch, tổng trị giá khoảng 943 triệu USD.

Theo đó, Hungary sẽ mua 180 tên lửa không-đối-không tầm trung tiên tiến AIM-120C-7 do Raytheon sản xuất. Đan Mạch sẽ mua các hệ thống phát hiện vật thể dưới nước tần số thấp và phao phát hiện vật thể dưới nước của hãng Lockheed Martin. Lithuania sẽ trang bị 500 xe quân sự chiến thuật hạng nhẹ. Trong khi đó, Hàn Quốc sẽ mua 31 ngư lôi hạng nhẹ MK54, loại được thiết kế để phóng ra từ chiến đấu cơ săn ngầm P-8 Poseidon.

Hoàng Vũ (theo Sputnik, SCMP)

Bài liên quan
Chủ tịch nước gặp Thủ tướng Nhật Bản nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2024
Sáng 16.11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ đồng ý bán cho Nhật 73 tên lửa đánh chặn trị giá 3,3 tỉ USD