Giới tình báo Mỹ đánh giá DF-17 nhiều khả năng sẽ đi vào hoạt động ban đầu trong năm 2020. Nhà nghiên cứu Adam Ni thuộc Đại học Macquarie (Úc) nhận định tên lửa này giúp Trung Quốc nâng cao năng lực răn đe hạt nhân vì nó đủ sức xuyên thủng các lá chắn tên lửa hiện có của Mỹ.

Tình báo Mỹ cảnh giác tên lửa đạn đạo siêu thanh Trung Quốc

26/08/2019, 08:13

Giới tình báo Mỹ đánh giá DF-17 nhiều khả năng sẽ đi vào hoạt động ban đầu trong năm 2020. Nhà nghiên cứu Adam Ni thuộc Đại học Macquarie (Úc) nhận định tên lửa này giúp Trung Quốc nâng cao năng lực răn đe hạt nhân vì nó đủ sức xuyên thủng các lá chắn tên lửa hiện có của Mỹ.

Hình ảnh của một vật thể được cho là thiết bị lướt siêu thanh (HGV) được Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) công bố vào năm 2017 - Ảnh: Twitter

Nguồn tin nội bộ Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC) tiết lộ DF-17 khó bị đánh chặn hơn do sở hữu tốc độ siêu thanh cùng thiết bị tái nhập cho phép đổi mục tiêu lúc bay.

“DF-17 còn có thể mang cả đầu đạn thường lẫn đầu đạn hạt nhân. Hiện có hai đơn vị thuộc CASIC cạnh tranh để phát triển các tính năng tiên tiến cho vũ khí mới”, theo nguồn tin.

Giới tình báo Mỹ đánh giá DF-17 nhiều khả năng sẽ đi vào hoạt động ban đầu trong năm 2020. Nhà nghiên cứu Adam Ni thuộc Đại học Macquarie (Úc) nhận định tên lửa này giúp Trung Quốc nâng cao năng lực răn đe hạt nhân vì nó đủ sức xuyên thủng các lá chắn tên lửa hiện có của Mỹ.

“Tuy nhiên cuộc đua phát triển tên lửa siêu thanh như DF-17 tạo nguy cơ gây mất ổn định. Vũ khí siêu thanh làm giảm thời gian đưa ra quyết định”, theo nhà nghiên cứu Ni.

DF-17 là tên lửa đạn đạo tầm trung gắn thêm thiết bị lướt siêu thanh (HGV- hypersonic glide vehicle).

Tên lửa đạn đạo truyền thống thường bắn đầu đạn vào không gian. Đầu đạn sau đó di chuyển theo quỹ đạo tính toán sẵn đến mục tiêu. Công nghệ HGV cho phép tên lửa bay thấp hơn ở giai đoạn cuối, qua đó giảm thiểu rủi ro radar địch phát hiện.

Trung Quốc từng hai lần phóng thử DF-17, đều trong tháng 11.2017. Tên lửa bay gần 11 phút, đạt độ cao gần 60 km, bay xa khoảng 1.400 km.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Các nhà khoa học Trung Quốc biến cuộc khủng hoảng tàu vũ trụ Starliner của Boeing thành đột phá tên lửa tàng hình
Khi NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) vật lộn để đưa hai phi hành gia trở về sau sự cố với tàu vũ trụ Starliner của Boeing, Trung Quốc đã tận dụng vấn đề này để tạo ra lợi thế cho mình.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Kiểm tra phải nêu bật kết quả, chỉ ra hạn chế và giải pháp khắc phục
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 23.2, tại TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng đoàn kiểm tra số 1908 đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tình báo Mỹ cảnh giác tên lửa đạn đạo siêu thanh Trung Quốc