Tổng thống Donald Trump hôm 1.2 tuyên bố Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) - một thỏa thuận quan trọng với Nga (được ký kết trong thời kỳ Chiến tranh lạnh), với cáo buộc Moscow đã vi phạm hiệp ước này.
“Mỹsẽ đình chỉ các nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ hiệp ước INF kể từ Chủ nhật(2.2) và bắt đầu tiến trình rút khỏi INF. Quátrình này sẽ được hoàn tất trong 180 ngày trừ khi Nga quay trở lại tuân thủ hiệp ước bằng việc phá hủy toàn bộ các tên lửa, bệ phóng và thiết bị vi phạm”, hãng thông tấn AFP dẫn lời Tổng thống Trump trong một tuyên bố.
Ông Donald Trump sau đó nêu rõ: “Nga đã bí mật phát triển ‘một hệ thống tên lửa bị cấm’ gây ra mối đe dọa trực tiếp cho các đồng minh và quân đội của chúng tôiở nước ngoài. Trong khi Washington hoàn toàn tuân thủ Hiệp ước INF trong vòng hơn 30 năm, còn Moscow thì không”.
Cùng ngày, phát biểu trước báo giới tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nêu rõ lý do phải đi đến quyết định này vì Nga đã không có những động thái giải quyết các mối lo ngại về hệ thống tên lửa tầm trung mới mà các nước phương Tây và đặc biệt là Mỹtin rằng đã vi phạm nghiêm trọng đến Hiệp ước hạt nhân INF.
"Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước INF trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên Washington luônsẵn sàng tiếp tục đàm phán với Nga. Chúng tôi hy vọngNga tuân thủ Hiệp ước INF một cách thực sự và có thể kiểm chứng", ông Pompeocho biết.
Trước động thái từ Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn với quyết định rút khỏi INF của Mỹ.
“NATO sẽ hỗ trợ đầy đủ cho Mỹtrong tiến trình rút khỏi Hiệp ước”, Tổngthư kỳ NATO Jens Stoltenberg tuyên bố.
Hiệp ước INF đượcLiên Xô và Mỹ trước đây ký ngày 8.12.1987, chính thức có hiệu lực từ ngày 1.6.1988. Nội dung chính của văn kiện này yêu cầu các bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, tiến hành phóng thử các loại tên lửa hành trình mang được đầu đạn hạt nhân có tầm bắn từ 500 - 5.500km trên mặt đất.
Tổng thống Donald Trump vào tháng 10 năm ngoái cảnh báo Mỹ sẽ rút khỏi hiệp ước này với cáo buộc tên lửa 9M729 của Nga có tầm bắn vượt quá giới hạn 500km theo quy định của Hiệp ước INF và yêu cầu Nga loại bỏ tất cả các tên lửa này. Tuy nhiên, phía Moscow đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc trên, đồng thời yêu cầu Washington đưa ra những bằng chứng cụ thể.
Việc Mỹrút khỏi hiệp ước INF đã làm xấu đi quan hệ Nga-Mỹ, vốn được cho là ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên. Giới phân tích cho rằng sự rút lui của Mỹtrong hoàn cảnh hiện tại sẽ phản tác dụng. Một khi INF đổ vỡ, một cuộc chạy đua vũ trang sẽ nổ ra do các cường quốc hạt nhân không còn chịu giới hạn nào nữa.
Hoàng Vũ (theo AFP, AP, Reuters, WSJ)