Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển và thử nghiệm tiền lâm sàng thành công miếng dán thông minh với kích thước bằng một đồng xu mô phỏng chức năng điều tiết của tuyến tụy, tiện lợi cho bệnh nhân tiểu đường, không gây đau như tiêm và loại trừ được tác dụng phụ.

Mỹ thử nghiệm thành công miếng dán thông minh trị tiểu đường

13/02/2020, 06:27

Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển và thử nghiệm tiền lâm sàng thành công miếng dán thông minh với kích thước bằng một đồng xu mô phỏng chức năng điều tiết của tuyến tụy, tiện lợi cho bệnh nhân tiểu đường, không gây đau như tiêm và loại trừ được tác dụng phụ.

Một miếng dán cỡ đồng xu sẽ cho phép những người mắc bệnh tiểu đường tự động kiểm soát lượng đường trong máu và nhận insulin - Ảnh: UCLA

Theo Nature Biomedical Engineering, các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Đại học y khoa Bắc Carolina và Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã thử nghiệm tiền lâm sàng thành công loại miếng dán thông minh mới cho bệnh nhân tiểu đường.

Được biết, với bệnh tiểu đường thể 1, tuyến tụy bệnh nhân không hoạt động đúng cách và không sản xuất được hormone insulin cần thiết cho sự phân hủy glucose. Với bệnh tiểu đường thể 2, insulin được sản xuất với lượng thông thường, nhưng cơ thể bị thiếu do sự nhạy cảm insulin của mô bị suy giảm. Thiếu insulin được bù theo cách cần phải liên tục theo dõi nồng độ glucose trong máu và nếu nồng độ glucose tăng quá mức, phải tiêm. Điều này là bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, và nếu quên hoặc không thể tiêm thuốc kịp thời, người bệnh có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng - thậm chí tử vong. Không ít rủi ro nghiêm trọng là do tiêm quá liều insulin.

Thiết bị được thử nghiệm có thể làm giảm đáng kể tác động tiêu cực của yếu tố con người. Bản thân miếng dán kiểm soát nồng độ đường nhờ các kim siêu nhỏ được làm từ một loại polymer nhạy cảm với glucose tích hợp vào miếng dán. Sau khi một miếng dán kích thước một đồng xu được dán trên da, các kim siêu nhỏ xâm nhập vào da và liên tục kiểm soát nồng độ đường trong máu. Nếu mức tăng, insulin bắt đầu chảy từ các kim siêu nhỏ vào máu. Chúng nhỏ xíu, do đó ít đau đớn hơn so với tiêm bằng cách tiêm hormone thường xuyên.

Trong trường hợp này, tốc độ và lượng insulin được giải phóng phụ thuộc vào nồng độ glucose. Theo các nhà nghiên cứu, lợi thế của một hệ thống như vậy là trên thực tế, thiết bị này mô phỏng chức năng điều tiết của tuyến tụy - nhẹ nhàng và thuận lợi hơn nhiều so với một lần tiêm theo cách truyền thống. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa quá liều insulin, có thể dẫn đến hạ đường huyết và một loạt các tác dụng phụ - thậm chí gây tử vong.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công hiệu quả của miếng dán trên động vật mô hình, kể cả trên những con lợn, loài động vật gần gũi với con người về phản ứng của các cơ quan nội tạng. Điều này có nghĩa là đã đến lúc tiến hành phần thử nghiệm quan trọng nhất. Nếu phương pháp được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ chấp thuận thì bước tiếp theo là thử nghiệm trực tiếp trên người. Một kỹ thuật như vậy có thể thực sự mang tính cách mạng trong điều trị tiểu đường và các nhà khoa học hy vọng sẽ tiến xa hơn.

Theo thống kê, có hơn 400 triệu bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trên thế giới, và đối với nhiều người trong số họ, một thiết bị như vậy có thể thực sự hữu ích. Ngoài ra, trong tương lai, công nghệ có thể được điều chỉnh để cung cấp các loại thuốc khác.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ thử nghiệm thành công miếng dán thông minh trị tiểu đường