Khi Mỹ và Trung Quốc đánh thuế lên hàng hóa của nhau, các nước Đông Nam Á, nhà xuất khẩu lớn của hai cường quốc, sẽ không tránh khỏi bị thiệt hại. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng có thể trở thành điểm đến thay thế cho các khoản đầu tư và hàng hóa, trang Nikkei Asian Review cho biết.

Mỹ - Trung đánh thuế lẫn nhau: Dòng tiền vào ASEAN sẽ tăng lên?

Cẩm Bình | 09/04/2018, 15:18

Khi Mỹ và Trung Quốc đánh thuế lên hàng hóa của nhau, các nước Đông Nam Á, nhà xuất khẩu lớn của hai cường quốc, sẽ không tránh khỏi bị thiệt hại. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng có thể trở thành điểm đến thay thế cho các khoản đầu tư và hàng hóa, trang Nikkei Asian Review cho biết.

Khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3.4 công bố danh sách 1.300 mặt hàng Trung Quốc sẽ bị Mỹ áp mức thuế 25%, cổ phiếu công ty Venture của Singapore đã mất gần 5% giá trị. Các nhà đầu tư của đơn vị hàng đầu trong kinh doanh dịch vụchế tạo đồ điện tử này lo ngại xung đột thương mại Mỹ - Trung sẽ khiến việc làm ăn của Venture với đối tác Trung Quốc cùng nhiều khách hàng khác bị ảnh hưởng.

Những lo ngại tương tự như vậy còn tăng thêm khi lãnh đạo Washington hai ngày sau tuyên bố muốn đánh thuế thêm 100 tỉ USD lên hàng hóa Trung Quốc.

Tuy nhiên cũng có mặt tốt. Cuộc chiến đánh thuế giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể làm tăng sức hấp dẫn của Đông Nam Á với vai trò là điểm đến thay thế cho các khoản đầu tư và hàng hóa.

Nhờ vào nguồn lao động giá rẻ, khối ASEAN đã trở thành nguồn cung phụ kiện, vật liệu và thành phẩm chính cho cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Xét về giá trị, mỗi cường quốc đều chiếm hơn 10% xuất khẩu của ASEAN.

Nếu va chạm về thương mại khiến tình trạng sản xuất của Mỹ với Trung Quốc trì trệ, nhu cầu giảm sẽ gây hại cho các thành viên ASEAN. Mặc dù vậy, một số chuyên gia lập luận rằng để tránh mức thuế cao của Mỹ, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tìm kiếm những thị trường khác, và Đông Nam Á với vị trí địa lý gần gũi sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu.

Ví dụ như ngành ô tô, doanh nghiệp Trung có thể chuyển hướng xuất khẩu và đầu tư từ Mỹ sang khu vực này, thúc đẩy dòng tiền đầu tư trực tiếp vào khối ASEAN. Hoạt động đầu tư vào Đông Nam Á hiện đang được các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đẩy mạnh, tiêu biểu là việc hãng Cát Lợi (Geely) có trụ sở tại Chiết Giang nắm giữ gần 50% cổ phần của Proton, đơn vị sản xuất ô tô của Malaysia.

Ngoài ra, giám đốc điều hành của một công ty sản xuất nguyên vật liệu Nhật hoạt động tại Malaysia còn dự đoán với nguy cơ Mỹ- Trung đánh thuế nhau, nhiều công ty sẽ càng thúc đẩy “Trung Quốc+1”, chiến lược phân tán sản xuất tại các nước châu Á. Như vậy, dòng tiền đầu tư vào ASEAN sẽ tăng lên.

Không chỉ Đông Nam Á, các nước ở châu Đại Dương mà cụ thể là Úc, cũng có thể được hưởng lợi.

Để đáp trả động thái của Mỹ, phía Trung Quốc đã công bố kế hoạch áp thuế với hàng loạt mặt hàng của Washington, trong đó có rượu và thịt bò. Nếu hàng Mỹ bịloại khỏi thị trường của cường quốc châu Á, hàng Úc sẽ có cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị phần.

Tony Battaglene, người đứng đầu Hiệp hội các nhà sản xuất rượu Úc, từng cảnh báo trong dài hạn thì không ai hưởng lợi từ một cuộc chiến thương mại, nhưng ông lại khá lạc quan về triển vọng ngành công nghiệp rượu của nước này khi xuất khẩu sang Trung Quốc tăng cao.

Theo ông Battaglene, xuất khẩu rượu sang Trung Quốc của Úc năm 2017 đã đạt gần 767 triệu USD và đang tăng với tốc độ hơn 40% mỗi năm.

Như vậy, Đông Nam Á và châu Đại Dương không tránh khỏi bị ảnh hưởng khi Mỹ và Trung Quốc va chạm thương mại. Nhưng ảnh hưởng này bao gồm cả tác hại lẫn lợi ích. Hơn nữa, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được cho là đang tiến hành đàm phán phi chính thức để tránh những hậu quả kinh tế bất lợi.

Cẩm Bình(theoNikkei Asian Review)
Bài liên quan
TikTok hiện thông báo tạm ngừng hoạt động ở Mỹ, nhắc đến ông Trump, vẫn khả dụng tại Việt Nam
TikTok đã ngừng hoạt động tại Mỹ hôm 19.1 trước khi lệnh cấm liên bang với ứng dụng video ngắn do tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) sở hữu có hiệu lực, cắt đứt quyền truy cập vào nền tảng có hơn 170 triệu người dùng Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ - Trung đánh thuế lẫn nhau: Dòng tiền vào ASEAN sẽ tăng lên?