Về việcMỹ tung máy bay P-3 Orion tuần tra Biển Đông, tạp chí Combat Aircraft của Mỹ khẳng định: Washington có kế hoạch thành lập một “chuỗi P-3", gồm lực lượng Mỹ đóng quân ở Nhật Bản, lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, không quân hoàng gia Úc.
Tạp chí này cho biết, mục đích của việc kết nối chuỗi P-3 Orion là nhằm ngăn chặn tàu bè TQ, đồng thời giám sát các hoạt động cải tạo đảo trái phép của TQ ở Biển Đông.
Theo trang tin chính trị TQ Duowei News (ở Mỹ), các chuyên gia TQ cho rằng Mỹ đang cố gắng sử dụng những quốc gia không có lợi ích trực tiếp ở biển Đông, như Úc, để cân bằng áp lực mà TQ đang gia tăng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Chính phủ Úc vừa thông báo sẽ xem xét hợp tác với Mỹ để đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi mà đang căng thẳng đã leo thang bởi các hoạt động cải tạo đất trái phép của TQ.
Theo báo The Australian (Úc) Canberra hiện đang đánh giá các lựa chọn của mình ở Biển Đông.
Lựa chọn tối ưu nhất có lẽ là việc triển khai máy bay P-3 từ sân bay Butterworth ở Malaysia.
Hải quân Mỹ cũng có một phi đội P-3 trên toàn thế giới, mặc dù chúng đang dần thay thế bởi kiểu máy bay tuần tra biển P-8A Poseidon hiện đại, tối tân hơn.
Máy bay P-3 của Úc và Mỹ được trang bị các hệ thống radar giám sát bờ biển AN/APS-14, thiết bị này được cho là có thu thập thông tin tình báo, do thám, khả năng nhắm mục tiêu và nhận dạng cực tốt.
Khả năng Úc tham gia vào vấn đề biển Đông không chỉ giới hạn trong các máy bay P-3 Orion, vì Úc cũng có 6 tàu ngầm qui ước Collins, 4 tàu khu trục Adelaide, 8 tàu khu trục Anzac, 8 tàu đổ bộ và 8 tàu quét mìn. Úc hiện cũng đang đàm phán với Nhật Bản để mua tàu ngầm Soryu.
Những nước hiện có máy bay P-3 Orion gồm Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan.