Ngày 26.3, Cơ quan Thương Mại & Phát triển Hoa Kỳ đã ký kết thỏa thuận viện trợ không hoàn lại cho một công ty tư nhân của Việt Nam để triển khai nghiên cứu khả thi giai đoạn 3 của Dự án Điện Gió Bạc Liêu công suất 300MW. 

Mỹ viện trợ không hoàn lại cho Dự án Điện gió Bạc Liêu

Một Thế Giới | 27/03/2015, 10:42

Ngày 26.3, Cơ quan Thương Mại & Phát triển Hoa Kỳ đã ký kết thỏa thuận viện trợ không hoàn lại cho một công ty tư nhân của Việt Nam để triển khai nghiên cứu khả thi giai đoạn 3 của Dự án Điện Gió Bạc Liêu công suất 300MW. 

Dự Án Điện gió Bạc Liêu là thành quả của chương trình Đối Tác Năng Lượng Toàn Diện Hoa Kỳ-Châu Á Thái Bình Dương (USACEP) với mục đích đưa các doanh nghiệp Hoa Kỳ tham gia vào việc phát triển năng lượng sạch ở khu vực Đông Nam Á.
Bà Sarah Randolph, Giám đốc Quốc Gia -Khu vực Đông Nam Á của Cơ quan Thương Mại & Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) cho biết việc Mỹ viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam để phát triển năng lượng gió là một biểu trưng cho quan hệ hợp tác phát triển năng lượng bền vững giữa hai quốc gia.
Từ năm 2013, USTDA đã tổ chức cho các chủ dự án điện gió tham quan và gặp gỡ các nhà sản xuất turbin gió ở Hòa Kỳ và Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Hoa Kỳ.
Công ty Hoa Kỳ được hưởng lợi lớn nhất trong dự án này là General Electric. Khi giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của dự án điện gió Bạc Liêu kết thúc, họ đã bán được cho Việt Nam 62 turbine gió.
Mỗi turbin có công suất xấp xỉ 1,6MW do hãng General Electrics cung cấp có cấu tạo thép đặc biệt không gỉ, cao 80m, đường kính 4 m, nặng trên 200 tấn, cánh quạt được làm bằng nhựa đặc biệt, dài 42 m, có hệ thống điều khiển tự gập lại để tránh hư hỏng khi bão lớn. Loại turbine này có chất lượng công nghệ cao, đã được GE nghiên cứu nhiệt đới hóa. Toàn bộ hệ thống được xây dựng trên biển. 
Tổng Giám Đốc của công ty tư nhân nhận viện trợ từ USTDA, ông Tô Hoài Dân giải thích với phóng viên Một Thế Giới lý do công ty chọn công nghệ điện gió của hãng General Electric (GE):
"Tiền nào của đó, Cái quan trọng nữa là GE có một thứ văn hóa công ty rất chuyên nghiệp. Chúng tôi từng cộng tác với nhau ở cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của dự án và chưa từng "mặt nặng, mày nhẹ" với nhau trên bàn làm việc.  
CEO Tô Hoài Dân cho biết ông đã lựa chọn GE từ rất nhiều nhà sản xuất turbin gió trên thế giới, trong đó có hãng VESTAS của Đan Mạch.
Lý do mà GE đánh bại các nhà sản xuất turbine khác để có mặt ở dự án điện gió ở Việt Nam không chỉ bởi công nghệ tiên tiến của Mỹ mà còn vì người Mỹ có khả năng huy động sự hỗ trợ tài chính cần thiết để hiện thực hóa dự án.
Nguyễn Thị Quỳnh Như
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ viện trợ không hoàn lại cho Dự án Điện gió Bạc Liêu