Các chuyên gia đã có những phân tích toàn diện và sâu sắc về tình hình tài chính trong năm 2017. Khi bàn về chiến lược cân bằng lợi nhuận và rủi ro, tại buổi hội thảo về đầu tư tài chính do kênh truyền hình kinh tế tài chính FBNC phối hợp với Công ty chứng khoán Phú Hưng tổ chức vào chiều ngày 3.3.

Năm 2017: Bất động sản vẫn nhiều khả năng sinh lời

Kim Vân | 04/03/2017, 14:18

Các chuyên gia đã có những phân tích toàn diện và sâu sắc về tình hình tài chính trong năm 2017. Khi bàn về chiến lược cân bằng lợi nhuận và rủi ro, tại buổi hội thảo về đầu tư tài chính do kênh truyền hình kinh tế tài chính FBNC phối hợp với Công ty chứng khoán Phú Hưng tổ chức vào chiều ngày 3.3.

Kinh tế toàn cầu trước nhiều thách thức

Đầu tư vào lĩnh vực nào trong năm 2017 là câu hỏi để các chuyên gia đi tìm câu trả lời. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, giảng viên chính sách công, đại học Fulbright Việt Nam, kinh tế Việt Nam trong năm 2017 đứng trước nhiều thách thức.

Cụ thể là sau khi hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị phá sản, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể nên mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm nay chỉ còn 7%. Nguồn vốn FDI cũng giảm mạnh do các công ty không còn mặn mà với việc rót vốn vào thị trường Việt Nam để tranh thủ lợi ích ưu đãi thuế quan từ TPP. Nhưng mối quan ngại lớn nhất trong năm nay là chính sách bảo hộ của Mỹ, lan sang một vài quốc gia khác, khiến nhiều công ty toàn cầu có động thái dịch chuyển gia công về nước để tránh việc thuế nhập khẩu tăng mạnh.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành phân tích tình hình tài chính 2017

Đâu là lối thoát cho Việt Nam trong bối cảnh đó? Ông Thành chỉ ra việc Việt Nam hội nhập thời gian qua bằng các hiệp định thương mại EVFTA, AEC, hiệp định thương mại song phương với Hàn Quốc, Nhật Bản là những tiền đề cho phép thay thế TPP. Song song đó, Việt Nam vẫn có thể đàm phán một hiệp định song phương với Mỹ để bổ sung vào phần khiếm khuyết này.

Ông cũng cho việc tăng cường các hiệp định đa phương có lợi hơn cho kinh tế Việt Nam so với việc đi theo RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giữa ASEAN và 6 quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand) mà Trung Quốc dẫn đầu. Theo ông, nếu như Việt Nam có thị trường xuất khẩu tương đối đa dạng thì thị trường nhập khẩu lại quá phụ thuộc vào Trung Quốc, nên đi theo RCEP chưa hẳn là giải pháp tối ưu.

Ngoài ra, kinh tế Việt Nam 2017 còn phải đối phó với áp lực lạm phát gia tăng do giá dầu phục hồi trở lại, tăng trưởng tín dụng cao nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nợ công đã chạm trần và áp lực tỉ giá hối đoái do đồng USD có thể còn tăng mạnh, trong khi Trung Quốc có khả năng phá giá đồng nhân dân tệ phục vụ cho xuất khẩu.

Hướng về tiêu dùng trong nước

Đồng quan điểm với chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc khối Phân tích và Tự doanh - công ty Chứng khoán Phú Hưng, ông Winston Lu nhận định, các lĩnh vực đầu tư tài chính có khả năng tốt lên trong năm nay bao gồm ngành hàng tiêu dùng, ngân hàng, vật liệu xây dựng (VLXD) và BĐS.

Ông cho rằng trong bối cảnh xuất khẩu giảm, kinh tế Việt Nam năm 2017 sẽ hướng đến tiêu dùng nội địa, đặc biệt là ngành hàng không, thực phẩm đồ uống và viễn thông. Các mặt hàng dầu khí, sắt thép, phân bón cũng trong đà phát triển.

Đối với ngành ngân hàng, hàng loạt ngân hàng đang trong quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ kể từ năm 2016, đã bắt đầu mang lại hiệu quả tích cực trong năm 2017.

Về ngành VLXD, nhu cầu xây dựng công nghiệp và dân dụng vẫn ở mức cao. Những hợp đồng đã ký từ năm 2016 được chuyển qua 2017 cùng với những hợp đồng mới trong năm nay dự kiến có giá trị lên đến hơn 20 nghìn tỉ đồng.

Trong lĩnh vực BĐS, mặc dù các giao dịch có phần chững lại, tín dụng đổ vào BĐS bị siết chặt hơn nhưng thị trường năm nay lại hướng về phân khúc nhà ở trung bình dành cho đối tượng có nhu cầu ở thực nên đã làm giảm thiểu đáng kể rủi ro.

Kim Vân
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2017: Bất động sản vẫn nhiều khả năng sinh lời