Theo chính quyền thành phố, trong năm 2017, TP.HCM có thêm vốn 39.263 tỉ đồng làm 80 dự án cầu đường nhằm giảm ùn tắc giao thông.
Cụ thể, nguồn vốn ngân sách TP.HCM rót cho 50 dự án với số tiền lên đến 8.417 tỉ đồng, ngân sách trung ương có 3 dự án 9.253 tỉ đồng, ODA có 3 dự án 9.440 tỉ đồng và hình thức hợp tác công tư (PPP) có 24 dự án tổng đầu tư 12.153 tỉ đồng.
Thông tin từ Sở Giao thông vận tải TP.HCM, thành phố ưu tiên tập trung hoàn tất các thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm khởi công và hoàn thành nhiềucông trình gồm các dự án chống ùn tắc khu vực cảng hàng không Tân Sơn Nhất, giảm ùn tắc giao thông khu vực cảng Cát Lái (Q.2), giảm ùn tắc giao thông tại khu vực trung tâm và các cửa ngõ thành phố, các dự án phát triển giao thông đường thủy nhằm giảm tải cho đường bộ.
Một số dự án có quymô lớn như xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy và hoàn thiện đường vành đai phía đông (Q.2), xây dựng nút giao thông An Sương (Q.12 - Hóc Môn), xây dựng cầu kết nối cầu Nguyễn Văn Cừ và cầu kết nối cầu Nguyễn Tri Phương với đường Võ Văn Kiệt.
Trong cuộc họptìm giải pháp cho tình trạngùn tắc giao thông tại TP.HCM, lãnh đạo thành phố đánh giá thực trạng ùn tắcgiao thông là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. UBND TP.HCM đã họp với các lãnh đạo các sởngành, quận huyệnhôm 28.12 đưa ramột loạt giải pháp cấp bách và lâu dài.
Trong đó, trước mắt sẽ lập website cung cấp bản đồ giao thông trực tuyến để khi thấy kẹt xe người dân có thể chọn lộ trình khác; tìm cáchnhắn tin thông báo các điểm kẹt xe đến người dân, bố trí lệch ca, lệch giờ làm.
Sở GTVT được giao tổ chức giao thông theo khu vực, chấn chỉnh việc đậu xe ở khu vực trung tâm thành phố, phân luồng giao thông hợp lý. Trong năm 2017, Sở GTVT phối hợp với Công an TP.HCM tập trung giải quyết ùn tắc giao thông ở 37 điểm. Song song với các giải pháp ngắn hạn, TP.HCM cũng đang đẩy nhanh việc xây dựng nhiều dự án cầu vượt, hầm chui, di dời bến xe ra ngoại thành để giải bài toán kẹt xe.
Quang Huy