Người lao động bị tai nạn gây tử vong, tàn phế đang có xu hướng tăng. Chỉ tính riêng trong năm 2017 đã có đến 928 người tử vong vì tai nạn lao động, gần 2.000 người bị thương nặng. Tình trạng tử vong do tai nạn lao động đang trở thành hồi chuồng báo động.

Năm 2017, Việt Nam có gần 1.000 người chết vì tai nạn lao động

Hồ Quang | 06/05/2018, 14:33

Người lao động bị tai nạn gây tử vong, tàn phế đang có xu hướng tăng. Chỉ tính riêng trong năm 2017 đã có đến 928 người tử vong vì tai nạn lao động, gần 2.000 người bị thương nặng. Tình trạng tử vong do tai nạn lao động đang trở thành hồi chuồng báo động.

Chia sẻ tại Lễ phát động tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018 tại TP.HCM sáng 6.5,ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ lao Động Thương Binh và Xã hội cho biết trong thời gian qua, dù công tác quản lý về an toàn lao động đã được tăng cường, các đơn vị sử dụng lao động cũng nâng cao ý thức trong đảm bảo an toàn cho người lao động, nhưng số vụ tai nạn lao động vẫn ở mức cao và diễn biến phức tạp.

Chỉ tính riêng trong năm 2017, trên cả nước xảy ra gần 9.000 vụ tai nạn lao động khiến 928 người chết, 1.915 người bị thương nặng. So với năm 2016, số vụ tai nạn xảy ra trong năm 2017 ở khu vực có hợp đồng lao động tăng 2%, số người bị tai nạn lao động tăng hơn 1%, số vụ tai nạn lao động chết người, số người chết do tai nạn lao động giảm hơn 6%.

Trong năm qua, nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra, như: vụ ngạt khí tại Công ty Cổ phần Foodtech (Phú Yên) làm 5 công nhân chết dưới hầm chứa nước hấp cá; vụ rơi thang máy tại chung cư Newlife Tower đang thi công tại Hạ Long (Quảng Ninh) làm 3 người chết; vụ nổ tàu lai dắt tại Công ty đóng tàu Phà Rừng (Hải Phòng) làm 4 người chết...

Phân tích về thực trạng những vụ tai nạn trên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết chủ yếu là do sự chủ quan của chính người lao động, người sử dụng lao động.Người lao động thiếu hoặc không có quy trình để đảm bảo an toàntrong quá trình lao động, không được huấn luyện hoặc huấn luyện thiếu về an toàn vệ sinh lao động; không trang bị đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, vi phạm quy trình, quy chuẩn an toàn vệ sinh lao động…

Trước tình hình trên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị liên quan phải “chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại tại nơi làm việc

“Cơ quan quản lý nhà nước phải đề ra những biện pháp cụ thể để khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế, chủ động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xây dựng văn hóa an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp”, Bộ trưởng Dung đề nghị.

Hồ Quang
Bài liên quan
Vụ tai nạn lao động 7 người chết ở Yên Bái: Khởi tố một nhân viên nhà máy xi măng
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa khởi tố Trần Mạnh Hùng (SN 1980) về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động".

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2017, Việt Nam có gần 1.000 người chết vì tai nạn lao động