Ngày 8.5, tại tỉnh Sóc Trăng, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị “Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020”.

Năm 2020, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu tôm 3,5 tỉ USD

08/05/2020, 16:09

Ngày 8.5, tại tỉnh Sóc Trăng, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị “Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020”.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Vũ Phong

Theo báo cáo, năm 2019, bên cạnh những thuận lợi, ngành tôm còn có một số diễn biến bất lợi cho ngành thủy sản như giá cả hàng hóa trên thế giới diễn biến phức tạp trong nửa đầu năm 2019; cạnh tranh thương mại gia tăng; giá nguyên liệu thủy sản giảm sát, giá nhiên liệu tăng...

Tổng diện tích thả nuôi đạt 705.545 héc-ta, bằng 97,9% so cùng kỳ năm 2018 (trong đó tôm sú 603.855 héc-ta, tôm chân trắng 97.865 héc-ta). Sản lượng thu hoạch đạt 823.851 tấn, bằng 110,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu tôm năm 2019 chỉ đạt 3,36 tỉ USD, giảm 5,4% so với năm 2018. Mặc dù không đạt kết quả khả quan như kỳ vọng nhưng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang các thị trường nhập khẩu chính cũng cho thấy những tín hiệu tích cực trong năm 2020.

Trong quý 1.2020, diện tích tôm thả nuôi được khoảng 481.534 héc-ta (bằng 84,9% so cùng kỳ năm 2019, đạt 71,1% so với kế hoạch năm 2020). Trong đó tôm sú là 457.420 héc-ta (bằng 85,3% so với cùng kỳ năm 2019), tôm chân trắng 22.132 héc-ta (bằng 79% so với cùng kỳ năm 2019). Đến ngày 30.4, sản lượng tôm nước lợ ước đạt 168.600 tấn (bằng 94,4% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 21.7% so với kế hoạch năm 2020), trong đó tôm sú đạt 65.000 tấn, tôm chân trắng đạt 103.600 tấn.

Tính đến ngày 31.3.2020, kim ngạch xuất khẩu tôm các loại đạt 591,083 triệu USD (giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2019), trong đó tôm chân trắng đạt 417,216 triệu USD, tôm sú 112,948 triệu USD (giảm 23% so với cùng kỳ năm 2019).

Định hướng năm 2020, diện tích nuôi thả đạt 730.000 héc-ta, trong đó tôm sú 620.000 héc-ta, tôm thẻ 110.000 héc-ta; sản lượng đạt 830.000 tấn (trong đó tôm sú 280.000 tấn, tôm thẻ chân trắng 550.000 tấn); kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỉ USD.

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa cuối năm 2019, xuất khẩu tôm sang các thị trường có xu hướng khả quan hơn sau khi sụt giảm trong năm 2018 và nửa đầu năm 2019. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2020 khi lượng tồn kho của năm 2019 được giải quyết, nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ sẽ tăng, giá xuất khẩu cũng sẽ hồi phục.

Năm 2019, tôm Việt Nam được xuất khẩu sang 102 thị trường, trong đó 10 thị trường nhập khẩu chính của tôm Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, Đài Loan, ASEAN,Thụy Sĩ (chiếm 96,7% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam).

Cũng theo VASEP, Hiệp định Thương mại EVFTA có hiệu lực sẽ tạo kỳ vọng cho con tôm Việt Nam sang thị trường EU nhiều hơn khi thuế giảm mạnh. Thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản 12-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Và thuế nhập khẩu tôm chế biến vào EU sẽ về 0% sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp tôm sú, tôm chân trắng đông lạnh của Việt Nam có lợi thế rõ rệt so với các nước khác.

Đối với thị trường Mỹ, nơi chiếm tỉ trọng 19,5% xuất khẩu tôm của Việt Nam với kim ngạch năm 2019 ước đạt 646,6 triệu USD, nhu cầu mua tôm từ Việt Nam giai đoạn cuối năm 2019 tích cực hơn khi nước này có xu hướng giảm lượng mua từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh từ Trung Quốc.

Đặc biệt, trong tháng 3.2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%.

Vũ Phong

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị, Người còn là một nhà hành động cách mạng với rất nhiều tư tưởng, hoạt động thực tiễn, trong đó có những tư tưởng và hoạt động thực tiễn về sự nghiệp phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
  • Làm giàu từ nuôi chồn hương sinh sản
    Từ bỏ nghề biển, với số vốn ít ỏi tích góp được, người đàn ông ở Cà Mau đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại để nuôi chồn hương. Đến nay qua 8 năm, trang trại của ông đã khẳng định được uy tín trong việc cung cấp con giống và hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi.
  • Bùng nổ trí tuệ nhân tạo làm tăng mạnh nhu cầu về NAND Flash
    4 giờ trước Thế giới số
    Theo DigiTimes, Kioxia - nhà sản xuất NAND Flash hàng đầu Nhật Bản, dự báo nhu cầu về NAND Flash sẽ tăng mạnh trong năm 2025 do sự bùng nổ của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Bác
    4 giờ trước Sự kiện
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2025), sáng 19.5, đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, và dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển khoa học - công nghệ
    7 giờ trước Khoa học - công nghệ
    Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị, Người còn là một nhà hành động cách mạng với rất nhiều tư tưởng, hoạt động thực tiễn, trong đó có những tư tưởng và hoạt động thực tiễn về sự nghiệp phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN).
  • TP.HCM triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn thuốc giả
    17 giờ trước Thông tin Y học
    Thời gian gần đây tình trạng sản xuất, kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng, sữa, thiết bị y tế giả diễn biến hết sức phức tạp. Chiều 18.5, Sở Y tế TP.HCM cho biết đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn thuốc giả.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2020, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu tôm 3,5 tỉ USD