Nam Định thực hiện cấm biển từ 12 giờ ngày 12.6, dừng các hoạt động vui chơi giải trí tại các khu du lịch ven biển trước 15 giờ ngày 12.6.

Nam Định cấm biển, dừng hoạt động các khu du lịch ven biển

Lam Thanh | 12/06/2021, 17:43

Nam Định thực hiện cấm biển từ 12 giờ ngày 12.6, dừng các hoạt động vui chơi giải trí tại các khu du lịch ven biển trước 15 giờ ngày 12.6.

Ngày 12.6, ông Trần Anh Dũng, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định yêu cầu Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) các huyện, thành phố, các sở, ngành, đơn vị có liên quan phải hết sức cảnh giác, không được chủ quan, lơ là; theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời kịp thời triển khai các phương án ứng phó, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.

bao-2.jpg
Nam Định cấm biển để chống bão

Thực hiện cấm biển từ 12 giờ ngày 12.6; dừng các hoạt động vui chơi giải trí tại các khu du lịch ven biển trước 15 giờ ngày 12.6 và yêu cầu người dân di dời khỏi chòi canh vây vạng vào bờ trước 16 giờ ngày 12.6.

Cùng với đó, tập trung hướng dẫn các chủ tàu thuyền neo đậu tránh trú bão, nhất là các chủ tàu thuyền đến từ địa phương khác phải thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch COVID-19 trong quá trình tránh trú thiên tai.

Chú trọng bảo vệ đê điều, nhất là đối với các tuyến đê biển, đê cửa sông; riêng trọng điểm đê kè đã bị sạt sụt ở thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu) giao ngành NN-PTNT phối hợp với huyện Hải Hậu theo dõi sát năng lực ứng phó, kịp thời xử lý trong tình huống sóng to có nguy cơ tiếp tục phá hủy tuyến đê.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều nay (12.6), ATNĐ đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 (tên quốc tế là KOGUMA). Hồi 13 giờ, tâm bão ở khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 109 độ Kinh Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, đến 1 giờ ngày 13.6, tâm bão ngay trên vùng biển từ Hải Phòng đến Nghệ An; sau đi vào đất liền và ảnh hưởng trực tiếp đến các các tỉnh Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Từ ngày 12.6-13.6, ở Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ phổ biến từ 150-250mm/đợt, có nơi trên 350mm/đợt.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão và mưa lớn, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT yêu cầu các địa phương có tuyến biển trong vùng ảnh hưởng cần tiếp tục rà soát thông báo, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt động trên biển, kể cả tàu vận tải, tàu vãng lai khẩn trương thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm - vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới từ phía Bắc vĩ tuyến 17,5; phía Tây kinh tuyến 110,5) - và về nơi tránh trú, thường xuyên giữ liên lạc với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; đảm bảo an toàn cho các hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản và các hoạt động khác trên biển.

Tổ chức neo đậu tàu thuyền an toàn, kiên quyết không để người dân ở lại trên các tàu thuyền tại các khu neo đậu; trong đó lưu ý thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại khu vực tập trung người dân sơ tán đến, bao gồm cả ngư dân trên các tàu vãng lai, ngoại tỉnh đến trú tránh. Chủ động cấm biển và thực hiện nghiêm việc cấm biển theo quyết định của tỉnh.

Đối với vùng đồng bằng và ven biển cần khẩn trương triển khai biện pháp đảm bảo an toàn các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển, các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công; kiên quyết không để người ở lại chòi canh, lồng bè, xong trước 19 giờ ngày hôm nay (12.6).

Đồng thời triển khai các biện pháp tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp; Tổ chức gia cố nhà ở, các công trình công cộng; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng của bão.

Cùng với đó rà soát, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các khu vực ngập lụt, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn; Kiểm tra, rà soát phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; Chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình cụ thể tại các địa phương, đặc biệt là đối với những khu vực cần tổ chức sơ tán dân.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo việc đảm bảo an toàn cho các em học sinh thi vào cấp 3 khi bão đổ bộ và xảy ra mưa lũ lớn. Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nam Định cấm biển, dừng hoạt động các khu du lịch ven biển