Những ngày này, nguyên thủ gần hết các quốc gia trên thế giới về Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - UAE ) dự COP 28. Nhiều chương trình nghị sự nóng, căng bàn về giảm thiểu, chống lại sự biến đổi khí hậu.
Góc bình luận

Năng lượng và biến đổi khí hậu

TS Nguyễn Văn Lạng 03/12/2023 16:36

Những ngày này, nguyên thủ gần hết các quốc gia trên thế giới về Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - UAE ) dự COP 28. Nhiều chương trình nghị sự nóng, căng bàn về giảm thiểu, chống lại sự biến đổi khí hậu.

Khi khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, khi công nghiệp và nhu cầu thỏa mãn vật chất cao tới mức khủng khiếp thì nhiều quốc gia đã bất chấp tất cả để đạt mục đích. Kết quả là kiệt quệ tài nguyên, làm hỏng cả bề mặt lẫn trong lòng trái đất. Con người phải gánh chịu khí thải, nước thải, hiệu ứng nhà kính, lượng carbon quá ngưỡng làm bầu khí quyển nóng lên, băng tan nhanh hơn, thiên tai nhiều hơn, không khí nóng hơn... so với mọi thời kỳ trước đó.

Lượng tử ra đời. Tuyệt vời cho xe điện giảm phát thải, giảm tiếng ồn. Nói chung là giảm ô nhiễm môi trường không khí, khí quyển. Tốt thôi. Nhưng con người chưa hình dung chuyện xe điện nhỏ để chở khách thì hợp lý, nhưng nếu làm xe trọng tải lớn, siêu trường siêu trọng, xe quân sự, xe tăng bọc thép thì có thể được chăng? Và nếu bị ùn tắc hàng tiếng, nhiều tiếng đồng hồ, khi trời quá nóng hay quá lạnh, các đoàn xe hết pin thì sao?

Điện mặt trời. Nguồn năng lượng vô tận. Các tấm solar cell trên những cánh đồng, hay cả rừng tấm thu năng lượng mặt trời tạo chuyển hóa cho các nhà máy điện mặt trời lớn, không gây ô nhiễm như kiểu nhiệt điện. Nhưng có ai tính được năng lượng bức xạ nhiệt gây hiệu ứng nhà kính mà các cánh đồng pin năng lượng mặt trời tạo ra không? Rồi vấn đề hiệu suất chuyển hóa từ năng lượng mặt trời thành điện năng 20 - 30% không, hay vẫn chỉ 15 -17%?

Đừng quên tuổi thọ các tấm pin năng lượng mặt trời kia. 20 năm? 30 năm? Khi người ta thay mới các tấm năng lượng thì khối lượng những tấm solar cell kia bị thải bỏ kia cũng vô cùng lớn. Tức là vấn đề rác thải này sẽ phải xử lý thế nào? Phải đốt, phải dùng hóa chất? Công nghệ nào cho vấn đề này? Làm sao đừng gây ô nhiễm môi trường khi xử lý và sau xử lý?

Điện gió. Tuyệt vời với nơi sẵn tài nguyên gió vận tốc trên 6 m/giây, gió phân phối đều cả ngày đêm... Tại châu Âu, phương Tây, các khu bố trí điện gió thường ở biển, sa mạc, hoang mạc xa dân cư. Tốt tuyệt vời.

Nhưng có ai hình dung ra việc xử lý các cánh điện? Và nguồn tài nguyên cũng như các hạ tầng đã đầu tư khai thác sử dụng lâu nay rồi sẽ bỏ ư?

Thủy điện vẫn còn phát triển ở nhiều quốc gia nhưng cũng khá e ngại về quy mô. Các hồ thủy điện tạo ra các túi nước khổng lồ đè lên bề mặt trái đất, tạo nên các cơn địa chấn thường xuyên ngay trên những vùng địa chất không ổn định. Thủy điện lấy quá nhiều đất, rừng, mỏ, làng mạc và cả những vùng văn hóa sinh sống bao đời của cư dân..., chưa kể đến chuyện xả nước khi mưa lũ gây ngập lụt.

Điện năng lượng nguyên tử hạt nhân vẫn hiệu quả cao và khá lớn trong lưới điện của thế giới và nhiều quốc gia phương Tây. Nhưng sự cố nổ nhà máy điện nguyên tử 1986 ở Chernobyl (Liên Xô trước kia), hay tai nạn ở Nhật Bản đều quả thật đáng sợ. Vẫn còn đó mối lo ngại toàn cầu.

Cuối cùng là nguồn năng lượng từ nước đã manh nha ít ra chục năm gần đây. Tiềm năng vô tận. Công nghệ cao đầu tư lớn. Người ta điện phân tách hydro ra khỏi nước hóa lỏng hay tạo HHO làm nhiên liệu cho các động cơ, các nhà máy điện khổng lồ.

Nhưng chắc chắn phải thận trọng vì khả năng cháy nổ khá cao và nguy hiểm. Nguồn nhiên liệu từ nước dồi dào, gần như vô tận, không gây ô nhiễm. Một số nước đã có công nghệ pha trộn xăng dầu với hydro: Công nghệ hydrate và nhiều phương tiện vận tải lớn đã dùng loại động cơ sử dụng nhiên liệu này. Ít tốn nhiên liệu, công suất lớn, giảm phát thải.

Ở nước ta có nhà sáng chế ở Hải Phòng, trên thế giới thì Brazil, Đức, Nhật Bản đã có xe chạy từ hydro lỏng. Công ty Fudenki trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc với sự tư vấn, cố vấn và hợp tác của các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã thiết kế chế tạo và chạy thử thành công động có kết hợp xăng dầu với HH0.

Công nghệ, chủ trương đầu tư, vấn đề an ninh an toàn và nhân đạo cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng vì sự tồn vong và phát triển bền vững của 8 tỉ người trên hành tinh xanh của chúng ta.

Vài câu lan man nhân COP 28 khai mạc. Hãy chờ xem các nghị quyết và hành động của các quốc gia!

TS Nguyễn Văn Lạng - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ

Bài liên quan
Các cuộc tấn công của Nga vào hạ tầng năng lượng Ukraine gây thiệt hại lớn
Tờ Kyiv Independent dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Herman Halushchenko ngày 5.5 cho biết các cuộc tấn công của Nga vào hạ tầng năng lượng nước này khiến Kyiv thiệt hại hơn 1 tỉ USD. Ông cũng lưu ý sự tấn công vẫn tiếp tục nên thiệt hại sẽ tăng lên.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất làm 3 công nhân tử vong ở Hà Tĩnh
8 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 7.5, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năng lượng và biến đổi khí hậu