Ngày 3 tháng 7.2014, Nature, một trong những tạp chí khoa học uy tín nhất đã rút lại 2 bài báo về một công nghệ tế bào gốc mới của các nhà khoa học Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Nature rút lại 2 bài báo về tế bào gốc

Một Thế Giới | 06/07/2014, 12:34

Ngày 3 tháng 7.2014, Nature, một trong những tạp chí khoa học uy tín nhất đã rút lại 2 bài báo về một công nghệ tế bào gốc mới của các nhà khoa học Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Nguyên nhân, Nature đã phát hiện ra những chi tiết sai sót lớn.

Hai người đứng tên chính trên hai bài báo là nữ khoa học gia Haruko Obokata và tiến sỹ Charles Vacanti.

Đầu năm nay, các nhà khoa học này đã công bố một kỹ thuật mới trong việc tạo ra các tế bào gốc từ các tế bào máu.

Công nghệ có tên STAP (stimulus triggered acquisition of pluripotency). Công nghệ này như sau: họ nhúng các tế bào máu trong môi trường acid trong vòng 30 phút, rồi quay ly tâm trong vòng 5 phút.

Bằng cách này họ cho rằng, họ đã làm cho tế bào máu trở thành tế bào gốc; và khi cho "tế bào gốc STAP" này vào phôi chuột, chúng sẽ phát triển thành các tế bào tim, xương, và não.

Tuy nhiên, các nhà khoa học từ các phòng lab khác đã không thể lặp lại các thí nghiệm này.

Khi một nhà khoa học đứng ra yêu cầu thu hồi bài báo cho tới khi có thí nghiệm kiểm chứng, Viện nghiên cứu Nhật Bản RIKEN đã tiến hành điều tra. Họ phát hiện ra rằng Obokata đã thao túng các hình ảnh để làm cho kết quả trông tốt hơn.

Sau đó, ban biên tập của Nature cũng tìm ra thêm 5 lỗi khác nữa. Obokata đã sử dụng lặp lại 2 hình ảnh và ghi các chú thích không phù hợp. Các nhà khoa học đã đồng ý rút lại 2 bài báo.

Ngày 3 tháng 7, Obokata đã đi làm trở lại. Tuy nhiên, do chỉ số tín nhiệm của Obokata đã bị giảm đáng kể nên các hoạt động của cô ở phòng lab sẽ bị ghi hình để theo dõi.

Ý tưởng về STAP là của tiến sỹ Vacanti, và ông vẫn còn tin tưởng rằng STAP là có thật. Hiện các nhà khoa học vẫn còn đang tranh cãi.

Huy Vũ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nature rút lại 2 bài báo về tế bào gốc