Tổng số vốn Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cần huy động cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) là 4,1 tỉ USD, tương đương 98.014 tỉ đồng, trong đó ACV dự kiến đi vay khoảng 2,6 tỉ USD.

Nếu được giao đầu tư sân bay Long Thành, ACV sẽ đi vay 2,6 tỉ USD

Bùi Trí Lâm | 24/10/2019, 17:39

Tổng số vốn Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cần huy động cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) là 4,1 tỉ USD, tương đương 98.014 tỉ đồng, trong đó ACV dự kiến đi vay khoảng 2,6 tỉ USD.

Giao ACV nhiều hạng mục quan trọng

Theo tờ trình của Chính phủ, hạng mục 1 (các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước), hạng mục 3 (các công trình thiết yếu của cảng hàng không), hạng mục 4 (các công trình dịch vụ) sẽ giao cho ACV đầu tư. Hạng mục 2 (các công trình phục vụ quản lý bay) được giao cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp.

Tổng mức đầu tư dự kiến (bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, thuế GTVT, dự phòng khối lượng, dự phòng trượt giá và lãi vay): 111.689 tỉ đồng, tương đương: 4,779 tỉ USD

Tờ trình nhận định dự án có tổng mức đầu tư lớn, quy mô phức tạp, hội đồng thẩm định nhà nước sẽ có ý kiến thẩm định cụ thể sau khi có kết quả thẩm tra cuối cùng của Tư vấn thẩm tra trong bước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án.

Phương án huy động vốn của ACV: Tổng số vốn ACV cần huy động là 4,1 tỉ USD, tương đương98.014 tỉ đồng, trong đó:

Vốn chủ sở hữu: Đến ngày 31.12.2018, ACV đã tích lũy được lượng tiền mặt 24.268 tỉ đồng; trong giai đoạn 2019-2025, ACV dự kiến tiếp tục tích lũy 12.339 tỉ đồng từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, dự kiến ACV bố trí vốn chủ sở hữu được 36.607 tỉ đồng, tương đương 1,566 tỉ USD, chiếm 37% tổng vốn đầu tư.

Số vốn còn lại ACV phải đi vay khoảng 2,6 tỉ USD. ACV đã làm việc với 12 tổ chức trong và ngoài nước và ký các biên bản thoả thuận hợp tác (MOU) về thu xếp vốn với tổng giá trị đề xuất hơn 5 tỉ USD, thời gian vay 15 năm, thời gian ân hạn 5 năm, lãi suất trung bình dự kiến khoảng 5 - 5,5%/năm.

Với các nội dung nêu trên và năng lực tài chính lành mạnh, có nguồn thu sẵn sàng của 21 cảng hàng không để bù đắp nếu thiếu hụt dòng tiền, ACV có thể huy động được nguồn vốn vay thương mại quốc tế có điều kiện vay tốt hơn mức thông thường của thị trường nên việc ACV đầu tư, khai thác sẽ giảm chi phí lãi vay, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu quả tài chính của dự án.

Với VATM, tổng số vốn VATM cần huy động là 3.225 tỉ đồng, trong đóvốn chủ sở hữu VATM đã cân đối được khoảng 2.125 tỉ đồng. Vốn vay: VATM dự kiến sẽ vay vốn thương mại của ngân hàng trong nước khoảng 1.100 tỉ đồng, với lãi suất tính toán dự kiến là 11%/năm.

Điều chỉnh diện tích đất quốc phòng và dân dụng

Cũng theo tờ trình, điều chỉnh diện tích đất giai đoạn 1 tăng từ 1.165ha lên 1.810ha; điều chỉnh 1.050ha đất dành cho quốc phòng thành 570ha đất dùng riêng cho quốc phòng và 480ha đất dùng chung giữa quốc phòng và dân dụng

Cụ thể, tại hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, diện tích đất để đầu tư xây dựng dự kiến khoảng 1.165 ha. Trong quá trình lập báo cáo, tư vấn đã kiến nghị mở rộng phạm vi xây dựng giai đoạn lên 1.810 ha để xây dựng các công trình đáp ứng nhu cầu khai thác tối thiểu giai đoạn 1 của cảng như: kho giao nhận hàng hóa, nhà ga hàng hóa chuyển phát nhanh, hệ thống công trình dẫn đường hàng không, khu vực điện năng lượng mặt trời, khu diễn tập phòng cháy, chữa cháy, các hồ điều hòa đảm bảo thoát nước…

Đồng thời, tư vấn đề nghị bổ sung diện tích phần san lấp mặt bằng cho đường cất hạ cánh song song (theo cấu hình đóng) và đường lăn kèm theo nhằm đảm bảo thuận lợi cho quá trình xây dựng đường cất hạ cánh này trong các giai đoạn tiếp theo (nếu không san lấp mặt bằng trước, khi triển khai xây dựng đường cất hạ cánh này sẽ ảnh hưởng đến việc khai thác Dự án giai đoạn 1 vì không có đường vào để thi công).

Việc đề xuất điều chỉnh nêu trên không làm thay đổi tổng diện tích đất dùng cho dự án Cảng hàng không quốc tếLong Thành (5.000ha) đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 94/2014/QH13. Do vậy, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất tổng thể của Dự án và nhu cầu sử dụng đất của giai đoạn 1 như đề xuất nêu trên.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được Quốc hội thông qua, diện tích đất quốc phòng tại sân bay Long Thành là 1.050 ha. Trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, trên cơ sở ưu tiên nhu cầu diện tích đất phát triển hàng không dân dụng, Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Quốc phòng thống nhất cụ thể vị trí và diện tích đất quốc phòng đảm bảo 1.050ha.

Trong đó, bố trí 570ha đất dùng riêng được đảm bảo thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; bố trí 480ha đất dùng chung (bao gồm đường cất hạ cánh số 4 và đường lăn), được ưu tiên phục vụ cho các hoạt động quân sự (huấn luyện, tác chiến...), phục vụ cho các hoạt động dân dụng khi nhu cầu khai thác tăng. Khu vực dùng chung là kết cấu hạ tầng cảng hàng không và sẽ được đầu tư xây dựng ở giai đoạn 3 của dự án.

Bổ sung 2 tuyến đường bộ kết nối

Tại Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chưa đề cập cụ thể và ước tính chi phí đầu tư cho các tuyến giao thông kết nối Cảng với hệ thống giao thông khu vực xung quanh. Tư vấn đã đề xuất các tuyến giao thông kết nối với hệ thống giao thông khu vực xung quanh.

Cụ thể, trước mắt giai đoạn 1 sẽ đầu tư 2 tuyến sau: Tuyến số 1 (dài 3,8km): kết nối trục chính cảng (đầu phía Tây) với Quốc lộ 51. Giai đoạn 1 đầu tư với quy mô 6 làn xe. Thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh (10 làn xe chạy chính và 6 làn đô thị song hành), bề rộng mặt cắt ngang thay đổi từ 85 - 120m.

Tuyến số 2 (dài 3,5km): Kết nối tuyến số 1 với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Quy mô mặt cắt ngang gồm 4 làn xe theo 2 nhánh chạy độc lập, song hành với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Tờ trình nêu, do 2 tuyến đường bộ này trực tiếp phục vụ khai thác sân bayLong Thành, đồng thời tuyến số 1 sẽ là đường công vụ chính để ra vào thi công giai đoạn 1 của dự án nên cần bố trí vốn kịp thời để triển khai sớm.

Do đó, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, chấp thuận chủ trương bổ sung hai tuyến này vào dự án và giao ACV trực tiếp đầu tư. Tổng chi phí dự kiến khoảng 4.802 tỉ đồng (trong đó, chi phí đầu tư xây dựng là 3.233 tỉ đồng và chi phí giải phóng mặt bằng là 1.569 tỉ đồng) và diện tích cần giải phóng mặt bằng khoảng 136ha.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu được giao đầu tư sân bay Long Thành, ACV sẽ đi vay 2,6 tỉ USD