Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) nói rằng ông ủng hộ chủ trương miễn thuế cho một số doanh nghiệp (giải thể, phá sản...) của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng đề nghị phải giám sát chặt chẽ để tránh sự trục lợi, gian lận.

Nếu miễn thuế sớm thì số nợ không phình ra hàng chục nghìn tỉ như hiện nay

Trí Lâm | 09/03/2018, 06:15

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) nói rằng ông ủng hộ chủ trương miễn thuế cho một số doanh nghiệp (giải thể, phá sản...) của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng đề nghị phải giám sát chặt chẽ để tránh sự trục lợi, gian lận.

Bộ Tài chính vừa có tờ trình về dự án Nghị quyết của Quốc hội về xử lýxóanợ, khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không có khả năng thu hồi gửi Chính phủ.

Thống kê của Bộ Tài chính cho thấytính đến ngày 31.12.2017 tổng số nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do ngành thuế quản lý là 73.145 tỉ đồng. Trong đó, tiền thuế nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày là 26.002 tỉ đồng, Tiền thuế nợ của chủ doanh nghiệp đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, ngừng, nghỉ và bỏ địa chỉ kinh doanh không có khả năng thu hồi là 31.469 tỉ đồng. Trong đó các khoản tiền thuế nợ đã quá 10 năm là 7.500 tỉ đồng.

Tổng hợp lại tổng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được Bộ Tài chính đề nghị xóa ước khoảng 26.500 tỉ đồng.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) nói rằng ôngủng hộ chủ trương này của Bộ Tài chính.

Vị chuyên gia nêu rõcác doanh nghiệp nợ thuế được chia làm 3 nhóm đối tượng. Nhóm thứ nhất là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, xây dựng hoặc hàng hóa công cho Nhà nước, nhưng Nhà nước không trả đúng hạn cho họ. Do đó, doanh nghiệp không có tiền nộp thuế cho Nhà nước và bị phạt chậm nộp thuế. Lỗi này rõ ràng là của Nnhà nước, nên việc xóa nợ là hợp lý.

Với những doanh nghiệp gặp khó khăn như thiên tai, bão lũ…ông Thịnh cho rằng việc xóa nợ phải được rà soát chuẩn xác, chỉ xóa cho những doanh nghiệp thật sự khó khăn.“Chính quyền sở tại, cộng đồng doanh nghiệp khu vực đó phải xác định doanh nghiệp này khó khăn thật sự. Nếu họ khó khăn thật sự mà cứ treo nợ thì họ cũng không có cái nộp mà số tiền đó ngày càng lớn lên. Thay vào đó hãy tạo điều kiện cho họ có thể làm ăn trở lại”, ông Thịnh nói.

Ông cũng chia sẻ, với các doanh nghiệp nợ thuế do phá sản thì nếu không miễn thuế thì cũng khó có thể thu được tiền nợ, mà số nợ ngày càng cao, nhà nước thêm tốn kém.

“Sau 2-3 năm khi doanh nghiệp phá sản cơ quan thuế mới có quyết toán thuế, còn thuế họ nợ vẫn treo đó. Thậm chí trước khi phá sản mấy năm, doanh nghiệp đã rất khó khăn trong kinh doanh. Từ khi phá sản đến khi quyết toán thuế lại cũng mất vài năm nữa, khiến số nợ tăng cao thêm”, ông Thịnh nêu.

Do đó, trường hợp khác là doanh nghiệp phá sản, chủ doanh nghiệp còn đó nhưng người này đã trắng tay rồi, đòi nữa là vô lý và cũng khó lòng thu được. Việc xóa nợ thuế có thể tạo điều kiện cho chủ doanh nghiệp đó quay trở lại làm ăn tiếp. Nếu ta cứ treo nợ thì người ta không dám làm nữa vì sợ cơ quan thuế lại tới thu. Việc treo thuế đó cũng tăng thêm gánh nặng với cơ quan thuế.

Theo chuyên gia này, lẽ ra cơ quan thuế phải làm việc đó ngay khi doanh nghiệpphá sản, nhưng sau 2-3 năm mới được quyết toán. Trước khi doanh nghiệp phá sản cần phải thu ngay, hoặc xóa nợ ngay.

“Bộ Tài chính cũng đã đề nghị việc này một số lần nhưng cách giải thích cũng chưa thấu đáo nên chưa được đồng ý. Do đónợ thuế này được treo hàng chục năm nên số tiền nợ thuế rất lớn. Nếu xóa nợ từ các năm trước thì con số nợ này không lớn đến mức này”, ông Thịnh cho hay.

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnhcho rằng bây giờ đưa ra việc xóa nợ thì dư luận sẽ phản ứng, lo ngại sự không công bằng… Đồng thời, dư luận cũng nghi ngờ tính minh bạch, lo sợ sự gian lận thông qua việc xóa nợ thuế.

Theo ông,các cơ quan liên quan cần phải giám sát chặt chẽ để chặn gian lận. Nhất là đối với nhóm doanh nghiệp đang khó khăn, cần phải giám sát, rà soát thật chặt chẽ. Nếu không sẽ có sự móc nối giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp để trục lợi.

“Theo luật Doanh nghiệp, khi doanh nghiệp xin phá sản thì phải thanh hết các khoản nợ nần. Sau khi thanh toán xong mới được phá sản. Khi doanh nghiệp có hồ sơ xin phá sản thì phải có thông báo đến ngân hàng, cơ quan thuế, nếu còn thu được thì thu, không thì phải xóa ngay lúc đó. Nếu cứ để tích cóp qua các năm thì thành một số tiền lớn. Bây giờ xin xóa thì lại thành vấn đề lớn”, ông cho hay.

Cũng theo lời ông Thịnh, ở nhiều nước, mức nợ thuế dưới 5% tổng mức thu thuế thì cũng là chấp nhận được và họ cũng miễn thuế hằng năm.

Bộ Tài chính cho biếtquy định hiện tại đã nêu việc người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà "không còn tài sản để nộp thuế" thì thuộc trường hợp được xóa nợ thuế. Tuy nhiên, thực tế triển khai đã phát sinh vướng mắc là: Không có cơ quan nhà nước nào chịu trách nhiệm về việc xác nhận cá nhân chết, mất tích còn tài sản hay không.

Trường hợp khác, Bộ Tài chính dẫn quy định hiện tại có nêu: Khoản nợ thuế đã quá 10 năm, cơ quan thuế đã thực hiện tất cả các biện pháp cưỡng chế nợ thuế thuộc trường hợp được xóa nợ. Tuy nhiên, quy định này tính đến thời điểm hiện tại thì chưa có trường hơp nào được xóa nợ thuế do không đáp ứng được điều kiện đã "áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế".

Theo quy định, có 7 biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế như: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế, yêu cầu phong tỏatài khoản; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; Thông báo hóađơn không còn giá trị sử dụng...

Tuy nhiên, vấn đề là nhiều doanh nghiệp đã được Sở Kế hoạch -Đầu tư cho phép giải thể và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi cơ quan thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Bởi vậy, cơ quan chức năng dù muốn cũng không thể áp dụng các biện pháp trên và từ đó khoản nợ không thể xóa.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu miễn thuế sớm thì số nợ không phình ra hàng chục nghìn tỉ như hiện nay