“Nếu tình trạng rút bảo hiểm một lần không giảm, thì có nguy cơ khó đảm bảo an sinh xã hội cho người già, người đến tuổi về hưu, hệ thống chính sách an sinh xã hội khó đảm bảo tính bền vững”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu.

Nếu tình trạng rút BHXH 1 lần không giảm, khó đảm bảo an sinh cho người già, người về hưu

Hoài Lam | 06/06/2023, 12:50

“Nếu tình trạng rút bảo hiểm một lần không giảm, thì có nguy cơ khó đảm bảo an sinh xã hội cho người già, người đến tuổi về hưu, hệ thống chính sách an sinh xã hội khó đảm bảo tính bền vững”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung, Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (TP.HCM) cho biết, làn sóng rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần trong công nhân lao động thời gian qua không giảm mà còn có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt tăng cao khi có thông tin Chính phủ chuẩn bị trình Quốc hội phương án sửa Luật Bảo hiểm xã hội.

Theo đại biểu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng quan trọng nhất là sự bất an đối với đối với sự ổn định của chính sách. Do đó, đề nghị Bộ trưởng chỉ rõ giải pháp xử lý vấn đề này?

thuy.jpg
Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (TP.HCM)

Về việc rút BHXH một lần, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trước năm 2019, số lượng người rút bảo hiểm bình quân một năm khoảng 500 nghìn, đến năm 2023, con số này tăng lên thành gần 900 nghìn.

“Nếu tình trạng rút bảo hiểm một lần không giảm thì có nguy cơ khó đảm bảo an sinh xã hội cho người già, người đến tuổi về hưu, hệ thống chính sách an sinh xã hội khó đảm bảo tính bền vững”, ông Dung nêu.

Bàn về nguyên nhân của tình trạng này, Bộ trưởng cho biết là do thu nhập của người lao động ở mức thấp; cơ chế rút bảo hiểm xã hội một lần còn quá dễ dàng; quyền lợi khi rút BHXN một lần ở mức cao; công tác tuyên truyền về vấn đề này cũng chưa  thực hiện hiệu quả.

Bộ trưởng cho rằng, cần sửa đổi Luật BHXH theo hướng không hạn chế quyền, tăng quyền lợi cho người đóng. Tại kỳ họp tới, Quốc hội sẽ bàn các phương án khác nhau để có những quy định xử lý vấn đề rút BHXH một lần hiệu quả nhất.

“Nguyên nhân quan trọng và sâu xa nhất là làm sao cải thiện đội sống người lao động. Hai là thời gian qua khi tung ra thông tin thay đổi chính sách, dẫn đến người lao động ồ ạt rút BHXH 1 lần. Bộ trưởng cho rằng ở đây có hạn chế do chưa quan tâm đầy đủ thông tin tuyên truyền đến người lao động. Do đó, nếu làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để người lao động hiểu rõ thì có lẽ mức độ sẽ không nhiều như vừa qua”, ông Dung nêu.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho rằng cần tính tổng thể các chính sách liên quan đến bảo hiểm. Nếu tiếp tục đóng 20 năm thì người lao động không đợi được mà nhất là ở những ngành lĩnh vực ngành thâm dụng lao động. Quan điểm của Bộ là giảm xuống 15 năm hoặc 10 năm theo thông lệ quốc tế, tương ứng là đóng ít hưởng ít, bên cạnh đó nguyên tắc chia sẻ có nguyên tắc đóng hưởng và bình đẳng.

Bộ trưởng cũng cho biết thêm, việc dừng rút bảo hiểm 1 lần là vấn đề khó khăn nhưng có quy định về điều kiện, trường hợp nào được rút, mức độ rút như thế nào, trong thời gian tới Quốc hội sẽ xem xét quyết định.

dung(1).jpg
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, thời gian qua một bộ phận người dân người lao động gặp không ít khó khăn, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Về có cần gói hỗ trợ không, cơ quan tham mưu đang đánh giá kỹ thực trạng này, dự báo chính xác tình hình từ nay đến Tết và năm 2024 để có chính sách dài hạn và ngắn hạn. Bộ trưởng cũng chia sẻ rằng cá nhân mình không có thẩm quyền nói ngay, quyết ngay chính sách lúc này mà trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Cơ bản thống nhất với ý kiến này, tuy nhiên, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy cho rằng, mong muốn của người lao động TP.HCM là chính sách về BHXH phải nhất quán và có tính ổn định lâu dài.

Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy cho rằng, mong muốn của người lao động là cần làm rõ việc quyền lợi để người lao động an tâm hơn, suy nghĩ lại khi muốn rút BHXH một lần.

Về chậm, trốn đóng bảo hiểm, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, số chậm đóng khoảng hơn 3 nghìn tỉ đồng. Số người bị ảnh hưởng do chậm đóng đều được kết nối để giải quyết chính sách theo đúng quy định.

Về giải pháp, Bộ trưởng cho rằng cần sửa luật, quy định hành vi để xử phạt nghiêm minh. Bộ trưởng cho biết, đến nay, 2,91% chậm đóng. Nếu chậm đóng 1 tháng đã bị phạt. Thông thường chậm đóng do kiểm tra thu chi của các cơ quan quản lý chưa đến nơi đến chốn. Thời gian tới các cơ quan sẽ tăng cường kiểm tra, tuy nhiên, điều lo ngại nhất là việc trốn đóng bảo hiểm.

Về hồ sơ giả, thu gom sổ bảo hiểm, trục lợi chính sách, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ, thời gian qua, Bộ đẩy mạnh thanh tra xử lý và kết quả về cơ bản tình trạng đã giảm đi.

Bộ trưởng nhấn mạnh, chưa bao giờ quyết liệt như vừa qua, từ sau chất vấn của Quốc hội, Bộ vào cuộc quyết liệt. 1/3 số đoàn thanh tra để xử lý vi phạm BHXH và đã có 2.995 kiến nghị được xử lý; ban hành 205 quyết định xử phạt. Qua đó, giảm tình trạng chậm đóng bảo hiểm.

Về giải pháp căn cơ, Bộ trưởng cho biết sẽ tập trung tuyên truyền chính sách pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành của người sử dụng lao động; tập trung sửa đổi quy phạm pháp luật; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở dữ liệu của bảo hiểm với dữ liệu dân cư; minh bạch cho người lao động biết tình hình đóng bảo hiểm của mình.

Bài liên quan
Cần Thơ: Lãnh đạo Quốc hội thăm và tặng quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Ngày 12.1, tại TP.Cần Thơ, ông Lê Quang Mạnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã thăm, tặng quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán năm 2025.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu tình trạng rút BHXH 1 lần không giảm, khó đảm bảo an sinh cho người già, người về hưu