Nga đã ngăn Hội đồng Bảo an LHQ đưa ra lệnh trừng phạt mới để phản ứng việc Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của với lập luận rằng tên lửa này thực chất chỉ là tầm trung.
Mỹ đã thông báo kế hoạch cho một nghị quyết xử phạt mới đối với Triểu Tiên và đưa dự thảo ra Hội đồng bảo an để xem xét. Bản dự thảo này nhắc lại rằng trước đó, hội đồng đã nhất trí đưa ra "các biện pháp mạnh mẽ hơn nữa" trong trường hợp Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân hoặc phóng tên lửa liên lục địa.
Tuy nhiên, Nga đã phản đối lời tuyên bố cho rằng Triều Tiên phóng tên lửa liên lục địa. Đại sứcủa Nga tại Liên Hiệp Quốc khẳng định Nga không ngăn cản tuyên bố này, nhưng lại đề nghị Mỹ cần "sửa đổi nó một cách thích hợp".
"Nga không thể xác nhận đây là vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa", Đại sứ Nga khẳng định đồng thời cho biết thêm rằng Bộ Quốc phòng Nga dựa trên các hệ thống theo dõi của họ, tin rằng đó chỉ là tên lửa tầm trung.
Vì sự khác biệt của Mỹ và Nga trong việc xác định tên lửa Triều Tiên phóng là loại gì nên vẫn chưa đưa ra được lệnh trừng phạt mới cho Triều Tiên. Trước đó, Mỹ và LHQ đều nói tên lửa Hwasong-14 mà Triều Tiên phóng hôm thứ Ba có phạm vi liên lục địa.
Mỹ và LHQ đều nói tên lửa Hwasong-14 mà Triều Tiên phóng hôm thứ Ba có phạm vi liên lục địa
Phát biểu tại một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng bảo an hôm thứ Tư, Phó Đại sứ Nga Vladimir Safronkov cho biết Moscow chống lại việc đẩy mạnh trừng phạt và lập luận rằng "các biện pháp trừng phạt sẽ không giải quyết được vấn đề".
Đại sứ Mỹ tại LHQ, Nikki Haley mô tả vụ phóng tên lửa là hành động "leo thang quân sự rõ ràng và hung hăng" đồng thời cảnh báo Washington sẵn sàng sử dụng quân đội "dù chúng tôi không muốn mọi chuyện đi theo hướng đó".
Trước đó, hồi cuối tháng 6, bà Nikki Haley cũng từng bày tỏ: "Tôi lo ngại Nga có thể sẽ chống lưng cho Triều Tiên. Chúng tôi không có bằng chứng về điều đó, nhưng chúng tôi đang theo dõi tình hình một cách thận trọng".
Trong khi Washington kêu gọi các quốc gia hạ cấp quan hệ với Bình Nhưỡng do Triều Tiên theo đuổi chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân, thì Nga và Triều Tiên lại có một hành động thể hiện sự hợp tác. Giữa tháng 5, Triều Tiên và Nga đã triển khai tuyến phà giữa biên giới 2 nước. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nói rằng thế giới nên đối thoại chứ không phải đe dọa Triều Tiên.
Có thể nói trong bối cảnh Trung Quốc ngại ra mặt bênh vực cho Triều Tiên do sợ cơngiận dữ của Mỹ thì Nga chính là địa chỉ rấtquan trọng trong việc bảo trợTriều Tiên. Những động thái mới này của Nga chắc chắn sẽ khiến cuộc gặp gỡ tới đây giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Putin tại Đức cóthêm "gia vị".
A.T