Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói việc NATO tăng cường quan hệ với Phần Lan và Thụy Điển là “rất đáng lo ngại”, và các động thái này buộc Nga “phải có những biện pháp phản ứng”.

Nga lại dọa phản ứng mạnh, nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO

Trần Trí | 25/07/2018, 13:00

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói việc NATO tăng cường quan hệ với Phần Lan và Thụy Điển là “rất đáng lo ngại”, và các động thái này buộc Nga “phải có những biện pháp phản ứng”.

Theo truyền thông nhà nước Nga, Bộ trưởng Shoigu nói trong cuộc họp ở Bộ hôm 24.7: “Một thỏa thuận được ký hồi tháng 5, đã cho phép Phần Lan và Thụy Điển tham gia đầy đủ các cuộc tập trận của NATO và khả năng sử dụng hệ thống chỉ huy -kiểm soát quân lính và vũ khí của hai nước này. Đổi lại, NATO được tiếp cận không hạn chế không phận và lãnh hải của các nước này”.

Ông Shoigu còn nói: “Củng cố Nga như một thế lực quốc tế, để các đồng nhiệm NATO không được nghỉ ngơi. Các hành động của các đồng cấp phương Tây nhằm phá hoại hệ thống an ninh toàn cầu hiện có, và tạo ra sự nghi kỵ, buộc chúng ta phải có những biện pháp phản ứng thích đáng”.

Ông cho biết từ năm 2014, tầm cỡ quân NATO ở Đông Âu đã tăng vọt từ 2.000 lên15.000 quân, trong khi số quân tập trận hàng năm lên tới cột mốc 20.000 lính, cùng tăng gấp 10 lần số máy bay tập trận, và NATO còn lập 5 trung tâm chỉ huy chiến tranh mạng ở Phần Lan, Ba Lan, Estonia, Pháp và Đức.

Theo Newsweek, sau cuộc gặp thượng đỉnh NATO hồi đầu tháng 7, lãnh đạo các nước thành viên đã gặp lãnh đạo Phần Lan và Thụy Điển để “bàn việc chia sẻ những thách thức an ninh chung”.

Ông Shoigu nói thêm: “Khuynh hướng này cho thấy các nước NATO đang nỗ lực chặn Nga nổi lên thành một đối thủ địa -chính trị”.

Cùng ngày 23.7, quân đội Nga đưa quân và vũ khí đến vùng biên giới phía tây, nơi mà Mỹ cùng các đối tác NATO đã tăng cường khâu phòng thủ.

Bộ trưởng Shoigu nói “tình hình phát triển” ở địa bàn thuộc Quân khu miền tây phải lập hơn 70 đơn vị quân lớn, gồm 2 trung đoàn và 3 lữ đoàn kể từ năm 2016. Ông cũng cho biếtquân Nga ở đó đã được tăng cường 5.000 loại vũ khí và phương tiện mới, hiện đại. Cũng đã có 350 đợt kiểm tra, ghi nhận chất lượng huấn luyện quân sự tăng, anh em binh lính sẵn sàng hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Quân khu miền tây đặt trụ sở ở thành phố St Petersburg, bảo vệ thủ đô Moscow và vùng Kaliningrad giáp Ba Lan, 3 nước vùng biển Baltic, Phần Lan và Na Uy. Trong báo cáo tháng 5.2018 của tổ chức nghiên cứu RAND Corp (Mỹ) ghi nhận Quân khu này có không quân và bộ binh thiện chiến nhất.

NATO và các nước châu Âu rất cảnh giác trước nỗ lực trỗi dậy của Nga, nhất là sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và ủng hộ quân ly khai ở đông Ukraine hồi năm 2014.

Thụy Điển, Na Uy, Ba Lan cùng 3 nước vùng biển Baltic (Latvia, Litva, Estonia) đểu lo ngại Nga có thể hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của họ. Từ đó, các nước châu Âu tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ và NATO, khiến Nga liên tục đe dọa trả đũa.

Hồi tháng 6, Na Uy cho biết dự tính tăng gấp đôi số quân Mỹ trú đóng tại nước họ kể từ năm 2019. Nga lập tức cảnh cáo Na Uy sẽ “lãnh hậu quả”.

Hồi tháng 5, có tin Ba Lan đóng góp 2 tỉ USD, để Mỹ đặt quân trú đóng thường trực, và Nga cũng nói sẽ “có hành động phản đối thích đáng”.

Phần Lan và Thụy Điển đều là thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) nhưng chưa gia nhập NATO. Nhưng theotrang Defense One, vào năm 2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin dọa nếu Phần Lan muốn gia nhập NATO, thì nước này phải “đánh nhau với quân Nga cho đến người lính Phần Lan cuối cùng”.

Ông Putin cũng từng cảnh cáo Thụy Điển, rằng Nga sẽ phản ứngnếu Thụy Điển gia nhập NATO. Năm 2015, Đại sứ Nga Viktor Tatarinstev tại Thụy Điển cũng có lời dọa nước này “sẽ bị nhiều hậu quả” nếu Thụy Điển gia nhập NATO.

Dân Thụy Điển hiện ủng hộ ý tưởng gia nhập NATO nên ông Tatarinstev cảnh cáo: “Nếu điều đó xảy ra thì sẽ có những biện pháp phản ứng. Tổng thống Putin đã nói sẽ có hậu quả, Nga sẽ có phản ứng quân sự và tái định hướng tên lửa và quân đội. Nước nào gia nhập NATO cần ý thức những nguy hiểm mà tự họ chuốc lấy”.

Bảo Vĩnh (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
22 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga lại dọa phản ứng mạnh, nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO