Theo Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov, hợp đồng đi nhờ của các phi hành gia NASA lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) sẽ hết hiệu lực vào tháng 4.2019, kể từ đó Nga sẽ dừng cho Mỹ đi nhờ lên ISS.

Nga ngừng cho Mỹ đi nhờ lên ISS

03/09/2018, 15:34

Theo Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov, hợp đồng đi nhờ của các phi hành gia NASA lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) sẽ hết hiệu lực vào tháng 4.2019, kể từ đó Nga sẽ dừng cho Mỹ đi nhờ lên ISS.

Tàu vũ trụ Soyuz của Nga - Ảnh: Japan Times

Việc hợp đồng đi nhờ này hết hạn, và Mỹ đứng trước nguy cơ không có người trong vũ trụ, khiến NASA rơi vào tình trạng áp lực rất cao. NASA đã ký hợp đồng phát triển tàu vũ trụ mới với Boeing Co. và SpaceX, vốn đúng theo kế hoạch sẽ sẵn sàng đưa người vào vũ trụ vào đầu năm 2019. Tuy nhiên, cả hai hợp đồng này đều đang bị trễ tiến độ, đẩy NASA vào thế khó khi có nguy cơ nước Mỹ sẽ không có sự hiện diện nào trên vũ trụ trong một thời gian.

Kể từ khi dừng chương trình tàu con thoi hồi năm 2011, NASA đã phải dựa vào Nga để đưa người lên ISS. Chính quyền Mỹ, đặc biệt dưới thời Tổng thống Donald Trump muốn chấm dứt chuyện này, khi mà quan hệ hai nước đang xấu đi và Mỹ thì bị mang tiếng phải "đi nhờ" vào vũ trụ.

Một chuyến quay về của tàu Soyuz vào tháng 4.2019 "sẽ hoàn thành nghĩa vụ của chúng tôi trong hợp đồng với NASA cung cấp cho phi hành gia Mỹ khả năng lên và xuống ISS", ông Borisov nói. Như vậy, từ thời điểm đó sẽ không có bất kỳ người Mỹ nào ngoài không gian, sống trên trạm ISS.

Hồi tháng 9.2014, NASA đã ký hợp đồng trị giá 6,8 tỉ USD với SpaceX và Boeing Space để chế tạo tàu vũ trụ mới cho Mỹ. Tuy nhiên sau nhiều lần trễ tiến độ thì phải tới giữa năm 2019 cả hai hãng này mới có chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên, và phải thêm nhiều thời gian nữa thì cả hai loại tàu không gian mới của họ mới có thể chính thức dùng được.

Trong khi đó, việc kiếm thêm ghế để lên vũ trụ của người Mỹ cũng gặp khó do NASA dường như không dự tính trước được tình huống xấu lần này.

"Có được ghế bổ sung trên Soyuz có vẻ như không tưởng, vì quá trình sản xuất tàu vũ trụ và ký hợp đồng cho những chỗ ngồi kèm này thường mất ba năm - nghĩa là chỗ ngồi bổ sung sẽ không có trước năm 2021", một báo cáo của chính phủ Mỹ mới đây cho biết.

"Là một phần trong kế hoạch thường nhật của mình, NASA đang tiếp tục đưa ra nhiều kịch bản để đảm bảo rằng Mỹ có thể tiếp cận Trạm vũ trụ quốc tế", phát ngôn viên của NASA Stephanie Schierholz cho biết, khẳng định NASA sẽ cố hết sức để tránh diễn ra tình trạng không có phi hành gia Mỹ trong không gian.

Thiên Hà (theo Japan Times)

Bài liên quan
Nga quyết tâm phá vỡ phòng tuyến Ukraine bằng tên lửa xuyên lục địa, Kyiv đáp trả kiên cường với nguồn lực kiệt quệ
Theo New York Times, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã bước sang một giai đoạn mới, khốc liệt hơn, với việc Nga tăng cường các cuộc tấn công dọc các mặt trận ở miền đông và miền nam Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
35 phút trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga ngừng cho Mỹ đi nhờ lên ISS